ClockThứ Tư, 29/08/2012 10:21

Tìm hướng đi cho vùng gò đồi Hương Thủy

TTH - Với hơn 35.180 ha đất tự nhiên của vùng gò đồi nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, Hương Thủy đang bàn giải pháp nâng thu nhập cho người dân trong vùng lên hơn 17,6 triệu đồng/năm thời gian tới. Tuy nhiên để giảm nghèo bền vững, việc chọn cây gì, con gì cho phù hợp không phải là vấn đề then chốt, mà quan trọng là chính người dân ở địa phương.

Đã có cây và con chủ lực

Ở vùng đồi Hương Thủy, sản xuất nông – lâm nghiệp đang là ngành kinh tế chủ đạo, với ưu thế vượt trội của sản xuất lâm nghiệp, chiếm 82% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất rừng sản xuất khoảng 20 ngàn ha, chiếm 52% diện tích tự nhiên và chiếm 63% đất lâm nghiệp. Với chu kỳ 6-7 năm, nếu thâm canh có thể cho năng suất lên đến 15m3/ năm (hiện đạt 10m3/năm), trong khi tiềm năng có thế đạt đến 15-20m3/năm, cho thu nhập 10 triệu đồng/năm. Trồng trọt trong vùng dù không là thế mạnh, diện tích chỉ chiếm 5% nhưng đảm bảo được an ninh lương thực nhất là thể hiện được nét riêng độc đáo với đặc sản thanh trà Dương Hòa, Thủy Bằng, chè Tuần thơm ngon... Vùng đồi Hương Thủy hiện có khoảng 100ha thanh trà dọc theo những dải đất được phù sa bồi đắp hằng năm ven dòng Tả Trạch thuộc xã Dương Hòa và Thủy Bằng, chiếm 10% diện tích thanh trà toàn tỉnh: Cây thanh trà cho giá trị kinh tế cao vượt trội so với các loại cây khác, bình quân 50 - 60 triệu đồng/ha/năm. Trong ngành chăn nuôi, những năm qua, vùng đồi Hương Thủy đã có chuyển biến nhưng lại chưa có sự đồng nhất giữa các vật nuôi của của xã, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Riêng đàn lợn vẫn giữ được sự ổn định và gia cầm (đặc biệt là giống gà ta thả vườn) lại tăng mạnh, chất lượng sản phẩm được đánh giá cao.

Đậu xanh vùng gò đồi

Chính từ những yếu tố trên, Hương Thủy tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả sản xuất của các cây trồng vật nuôi như: keo lai, thanh trà, chè, lợn và gà ta. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý hơn, có hiệu quả hơn theo hướng tập trung, thâm canh và an toàn sinh học. Mở rộng diện tích và nâng cao hiệu quả sản xuất rau đậu, chè tiêu, tre và lồ ô. Chuyển đổi một số diện tích keo lai sang cao su. Theo đó, Hương Thủy sẽ trồng mới 250 ha cao su, 55 ha tiêu, 120 ha tre, nứa, lồ ô, 15 ha chè. Riêng thanh trà, chỉ cần giữ ổn định 100 ha nhưng tập trung thâm canh, cải tạo vườn và sản xuất theo hướng hàng hóa. Về chăn nuôi, thị xã đẩy mạnh phát triển tăng đàn, cả gia súc và gia cầm, phát triển thủy sản nuôi trên các ao hồ và diện tích lúa kém hiệu quả kết hợp nuôi cá lồng trên sông. Củng cố 26 trang trại, gia trại hiện có, phát triển thêm 164 trang trại, gia trại và tăng thu nhập đạt 1,5 lần so với hiện nay.

Quan trọng là phải “sống” được

Chủ thể của đề án phát triển kinh tế vùng gò đồi các xã nông thôn mới chính là các hộ dân tại địa phương, các chủ trang trại, gia trại và các HTX sau này, nếu có. Mục tiêu của chúng tôi là căn cứ đầy đủ các yếu tố liên quan để chuyển dịch cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao theo các mô hình thực nghiệm để người dân đồng thuận và áp dụng chúng”. Ông Phan Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy, cho biết. Với đề án thị xã đang xây dựng, điều quan trọng là nó phải “sống” được với thực tế, phải là đòn bẩy bền sức cho vùng gò đồi này.

Sản xuất lâm nghiệp đang là ngành kinh tế chủ lực của vùng gò đồi. Nhưng nay, đất rừng sản xuất của thị xã đã được giao cho nhiều chủ sở hữu ngoài địa phương quản lý, trong khi người dân địa phương chiếm khoảng 20%, thậm chí còn có thể thấp hơn. Người dân phụ thuộc vào rừng chỉ có thu nhập từ việc làm thuê công nhật. Làm sao để giao đất, giao rừng cho người dân địa phương một cách hợp lý, khuyến khích họ tự vươn lên làm giàu trên đất rừng được sở hữu theo định hướng kinh tế chung của toàn vùng, là vấn đề đầu tiên mà thị xã Hương Thủy đã và đang nỗ lực tìm cách tháo gỡ. Thứ hai, lượng lao động nông nghiệp trong vùng lớn, tỉ lệ hộ nghèo lại cao nên khả năng vốn cũng hạn chế... là cái khó tiếp theo của Hương Thủy khi huy động sức dân cùng triển khai các giải pháp thoát nghèo. Thứ ba, cân bằng được mối quan hệ cung – cầu để tạo điều kiện cho người dân phát triển các sản phẩm nông nghiệp, là vấn đề mà Hương Thủy cũng đang rất quan tâm. Ngành nông nghiệp chỉ có thể giúp dân biết cây gì đứng được trên đất đồi Hương Thủy và cho năng suất cao, còn ngành kinh tế và các nhà quản lý mới là người định hướng cho dân biết cách làm chủ đất vườn của mình bằng những loại cây, con vật mà thị trường có nhu cầu.

Cũng chính vì “mở đường” để gò đồi Hương Thủy gần hơn với các vùng lân cận, nên ông Phan Văn Thông, Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy đề nghị: “Cần phải chú trọng thêm ngành công nghiệp dịch vụ phụ trợ để thúc đẩy ngành nông – lâm phát triển. Làm được việc này, chúng ta có thể chủ động khâu tiêu thụ sản phẩm cho người dân, cũng là cho mình thêm thế chân kiềng để là động lực cho vùng gò đồi”. Với đề án phát triển kinh tế vùng gò đồi các xã nông thôn mới, Hương Thủy đang quyết tâm cao với mục tiêu giảm hộ nghèo vùng này xuống dưới 5% năm 2015 và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn mới; đồng thời, chuyển lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp từ 45% xuống còn 35% vào năm 2015.

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1.300 ha lúa ngã, đổ

Các địa phương đã kiểm tra hiện trường, tổ chức nắm tình hình, thống kê thiệt hại để có phương án khắc phục hậu quả do giông lốc và hướng dẫn người dân có diện tích lúa bị đổ ngã thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiệt hại.

Khắc phục hậu quả giông, lốc làm gần 1 300 ha lúa ngã, đổ
Lúa đông xuân được mùa, được giá

Năng suất lúa đông xuân ước đạt 67,5 tạ/ha, tăng 1,7 tạ so với vụ đông xuân trước được xem là vụ mùa đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay.

Lúa đông xuân được mùa, được giá
“Hàng phục” hạn, mặn

Đập ngăn mặn, giữ ngọt (NMGN) Thảo Long, đập Cửa Lác và các hồ chứa lớn ra đời được ví như một kỳ tích đối với người dân toàn tỉnh khi giải quyết triệt để tình trạng xâm nhập mặn, hạn trên các dòng sông.

“Hàng phục” hạn, mặn
Return to top