ClockThứ Ba, 21/01/2020 17:22

Tôm thẻ chân trắng thắng lớn vụ tết

TTH.VN - Nhiều hộ dân vùng cát ven biển đang có vụ tôm bội thu. Sau thời gian dài, tôm rớt giá, vụ tết này ngoài được mùa, nhiều hộ nuôi khấp khởi mừng vui vì tôm giá cao.

Nguy cơ ô nhiễm biển Quảng Điền từ nuôi tômNgổn ngang nước thải nuôi tôm ven biểnTôm rớt giá, người nuôi chờ vụ đôngĐừng để hệ lụy từ nuôi tôm chân trắng

Người nuôi tôm xã Phong Hải chăm sóc tôm vụ đông

Tết ấm

Dọc vùng ven biển các xã Ngũ Điền (huyện Phong Điền) thời điểm này, người dân râm ran câu chuyện nhiều hồ nuôi tôm sau khi thu hoạch mang lại lợi nhuận tiền tỉ. Cũng tại vùng này vụ tôm trước, người nuôi lao đao khi dịch bệnh hoành hành, khiến nhiều hộ thất bát. Và bây giờ, tháng cuối năm, giá tôm cao ngất ngưỡng giúp nhiều người vơi bớt nỗi lo.

Anh Lê Viết Sáng (xã Điền Hòa, huyện Phong Điền) vừa thu hoạch xong vụ tôm với sản lượng khoảng 8 tấn trên diện tích 3.500 m2. Với kích cỡ 60 con/kg , sau khi trừ chi phí, anh Sáng thu lại lợi nhuận gần 1 tỉ đồng. “Vụ đông cũng là vụ tôm chính trong năm nên người nuôi tập trung chăm sóc để cung ứng cho thị trường ngày tết. Với người nuôi tôm, thành bại cả năm phụ thuộc vào vụ này. Không chỉ tui mà vụ tôm này, nhiều người nuôi thắng lớn, ai cũng vui mừng”, anh Sáng chia sẻ.

Từ khi phong trào nuôi tôm trên cát nở rộ, nhiều hộ dân đã làm giàu từ mô hình này. Song, không ít người nuôi phải “bỏ của chạy lấy người” vì trải qua quá nhiều lần thất bát, cụt vốn đầu tư. Theo người nuôi tôm, ngoài yếu tố kỹ thuật, thành bại của vụ nuôi phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Năm nay, thời tiết vụ đông ủng hộ người nuôi tôm. “Vụ này không xuất hiện những đợt mưa giông khiến tôm ngạt oxy. Tiết trời không lạnh nên tôm phát triển bình thường. Ngoài ra, bão không xuất hiện, mưa không nhiều nên hệ thống đê bao không chịu tác động của ngoại lực dẫn đến vỡ, thất thu”, anh Hoàng Cường (xã Điền Hương, huyện Phong Điền) cho biết.

Ngoài yếu tố kỹ thuật, thời tiết, những ngày cuối năm nhu cầu tiêu thụ của tôm trên thị trường tăng đột biến khiến giá tôm đang không ngừng tăng. Nắm bắt cơ hội này, nhiều người nuôi khảo giá, xuất bán đúng thời điểm. Hộ ông Trần Công Phú đang nuôi 3 hồ tôm tại vùng cát ven biển xã Phong Hải (huyện Phong Điền), với diện tích mỗi hồ hơn 3.000 m2, ông phải bỏ ra gần 2 tỉ đồng để đầu tư. Trong đó, ngoài cơ sở vật chất còn có các chi phí về điện, nước, công chăm sóc. Vụ tôm này, ông Phú thắng lợi lớn vì không có hồ nào gặp sự cố. Sau khi thu hoạch 2 hồ, trừ chi phí ông lãi hơn 1,5 tỉ đồng. “Nếu như những năm trước, từ khi thả giống đến khi thu hoạch, lượng tôm trong hồ sẽ hao hụt rất lớn. Song, năm nay, số tôm sinh trưởng kém không đáng kể. Do vậy, tui phải thu tỉa bởi tôm phát triển quá dày. Việc này cũng mang lại khoản thu nhập đáng kể. Giá tôm cận tết cao nên người nuôi rất phấn khởi”, ông Phú nói.

Người dân xã Phong Hải thu hoạch tôm

Chỉ xuất bán khi đúng kích cỡ

Thông thường, mỗi năm, người nuôi tôm trên cát tại các vùng ven biển sẽ nuôi được 2 vụ. Tuy nhiên, nhiều người thả tay, “đắp chiếu” hồ tôm vào vụ hè. Họ tập trung nhân, vật lực để nuôi vụ đông, thời điểm thích hợp để con tôm phát triển. “Nếu nuôi tôm vào vụ hè thì tụi tui cầm chắc lỗ bởi đó là thời điểm nắng nóng, dịch bệnh dễ dàng lây lan. Ngoài ra, giá tôm thấp khiến nếu nuôi thành công thì cũng không lãi là bao”, anh Sáng cho biết.

Hiện nay, giá tôm được các thương lái thu mua tại hồ trung bình khoảng 150.000 đồng/kg. Song, tùy kích cỡ tôm mà giá tăng lên tho tỷ lệ thuận. Và thực tế cho thấy, giá tôm chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Do vậy, bên cạnh khung cảnh thu mua nhộn nhịp, ở một số vuông tôm, người nuôi vẫn đang… chờ giá.

“Đối với tôm thẻ chân trắng nếu nuôi đạt đến kích cỡ 70 con/kg thì người nuôi nắm chắc phần thắng. Bởi sau giai đoạn này, tôm sinh trưởng tốt và rất ít hao hụt. Khi thị trường tôm ngày càng “khó tính”, người nuôi tôm cần phải tính toán kỹ hơn để thu lại lãi cao. Thời điểm này, nếu xuất bán lúc đạt 70 con/kg thì chỉ có giá khoảng 150 nghìn đồng/kg. Nhưng nếu để tôm phát triển đến 40-50 con/kg thì giá tôm sẽ trên 200 nghìn đồng/kg. Nhận thấy nhu cầu thị trường cao nên nhiều người nuôi chỉ xuất bán khi tôm đạt 50 con/kg. Hiện không ít người nuôi vẫn chờ giá, chưa thu hoạch. Họ chỉ thu tỉa để tôm phát triển tốt”, anh Nguyễn Văn Hùng (xã Phong Hải) tâm sự.

So với những năm trước, vụ tôm này, năng suất lẫn sản lượng tỏ ra vượt trội. Không chỉ người nuôi tôm ở Ngũ Điền mà tại nhiều vùng nuôi ven biển ở Phú Vang, Phú Lộc, người nuôi cũng “trúng đậm”, giúp họ có một cái tết ấm và thêm kinh phí tái đầu tư. “Qua nhiều vụ thua lỗ, người nuôi tôm đang cẩn trọng hơn. Họ đã biết ứng dụng công nghệ và các biện pháp nuôi tôm an toàn. Ngoài ra, thời điểm thả giống được tính toán kỹ lưỡng. Với tui, mỗi năm chỉ đầu tư vào vụ đông. Trong qúa trình nuôi kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng ngừa dịch bệnh, sử dụng chế phẩm sinh học…”, anh Trần Văn Xỉn, một người nuôi tôm tại xã Vinh An (huyện Phú Vang) chia sẻ.

Bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, với đặc thù khí hậu tại Thừa Thiên Huế, con tôm thẻ chân trắng thường phát triển tốt vào vụ đông. Do vậy, vụ đông năm nay, hầu như ở các địa phương, diện tích hồ bỏ hoang không nhiều bởi thời tiết thuận lợi cho người nuôi. Theo khảo sát, người nuôi vẫn chưa thu hoạch hết, với những hộ đã thu hoạch thì đa số người nuôi đều thu lãi lớn.

Bài, ảnh: L.Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn

Trong điều kiện nuôi tôm trên cát thường xảy ra dịch bệnh, thua lỗ, ngành nông nghiệp đang hướng người dân chuyển sang mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bằng ao tròn, hai và ba giai đoạn.

Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạn
Nâng tầm tôm Việt cùng phát triển sản phẩm OCOP

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có quy mô cấp khu vực, được tỉnh Cà Mau lần đầu tiên đăng cai tổ chức.

Nâng tầm tôm Việt cùng phát triển sản phẩm OCOP
Hướng đến nuôi tôm an toàn, bền vững

Không còn là những vụ nuôi khấp khởi thu hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng như trước, nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển, đầm phá giờ đây đối mặt với dịch bệnh triền miên. Nguyên nhân ban đầu được xác định đến từ vấn nạn ô nhiễm môi trường vùng nuôi, nguồn nước cấp và thoát.

Hướng đến nuôi tôm an toàn, bền vững
Tận dụng lợi thế để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu năm 2023

Giữa những khó khăn được dự báo trước như biến động tiêu dùng thế giới, lạm phát, lãi suất ngân hàng chi phối các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm cũng như các hộ nuôi tôm trong nước, nhưng các doanh nghiệp ngành tôm vẫn có nhiều cơ hội phát triển trong năm 2023.

Tận dụng lợi thế để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu năm 2023
Phập phồng nuôi tôm chân trắng

“Theo đuôi con tôm” mười mấy năm nay với nhiều cơ hội, thách thức, cuối cùng người dân vẫn trắng tay vì dịch bệnh, thua lỗ.

Phập phồng nuôi tôm chân trắng

TIN MỚI

Return to top