ClockThứ Tư, 24/04/2019 08:54

Tôm Việt thêm rộng đường sang Mỹ

Việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố sơ bộ mức thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0% đang được xem là cơ hội lớn cho ngành tôm Việt Nam trong thời gian tới.

Cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung QuốcMục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD: Làm thế nào để tôm Việt có thẻ vàng, thẻ xanh vào Mỹ, châu Âu?Giá tôm tăng, Việt Nam đẩy mạnh nuôi tôm có kiểm soát

Tin vui đầu năm

Theo kết luận sơ bộ của Bộ Thương mại Mỹ ngày 9/4, các sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của 2 bị đơn bắt buộc là Công ty Sao Ta (Fimex VN) và Công ty Hải sản Nha Trang (Nha Trang Seaproduct Company) không bán phá giá vào Mỹ trong giai đoạn từ ngày 1/2/2017 đến ngày 31/1/2018. Vì vậy, DOC thông báo thuế sơ bộ đối với 2 công ty là 0%. 29 công ty khác của Việt Nam có nộp đơn xin xác định mức thuế suất khác biệt hoặc cam kết không có lô hàng nào xuất vào Mỹ trong khoảng thời gian nêu trên cũng được hưởng mức thuế 0%.

Đây được coi là một dấu hiệu khả quan trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tháng 3.2019 giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 104,9 triệu USD. Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đạt 283 triệu USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngành tôm đang rộng đường sang Mỹ sau kết luận sơ bộ của Bộ Thương mại Mỹ về thuế chống bán phá giá. Ảnh tư liệu

Ngay sau khi DOC có quyết định mới, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã lên kế hoạch tăng tốc sản xuất. Cụ thể, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX VN) dự kiến sản lượng tôm chế biến năm 2019 đạt 18.500 tấn; sản lượng tôm tiêu thụ khoảng 16.000 tấn; sản lượng nông sản chế biến và tiêu thụ khoảng 1.400 tấn. Doanh số tiêu thụ chung ước đạt 185 triệu USD. Lợi nhuận trước thuế khoảng 180 tỷ đồng và phấn đấu trả cổ tức tỷ lệ 20%.

Trong khi đó, Công ty cổ phần CAMIMEX GROUP cũng quyết định nâng sản lượng sản xuất trong năm 2019 đạt 8.400 tấn tôm thành phẩm với tổng giá trị xuất khẩu đạt 113,19 triệu USD; tổng doanh thu thuần đạt trên 2.637 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 214,16 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 198,7 tỷ đồng.

Chịu áp lực cạnh tranh

Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, việc Bộ Thương mại Mỹ đưa ra kết luận ban đầu có lợi cho tôm Việt Nam nhưng những yếu kém nội tại của ngành như giá thành sản xuất cao, chất lượng chưa ổn định đang khiến áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

Ông Hồ Quốc Lực – Tổng Giám đốc FIMEX VN nêu một ví dụ, tại hội chợ thủy sản hàng đầu thế giới tổ chức ở Boston (Mỹ) hồi tháng 3.2019, trong khi những người nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời điểm đó đang cải tạo ao để xuống giống vụ mới thì những người nuôi tôm Ấn Độ, Indonesia đã chào bán tôm với giá rất rẻ, thấp hơn 30.000 đồng/kg so với giá các nhà máy chế biến ở Việt Nam đang thu mua.

Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), Chính phủ Ấn Độ đang đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần sản lượng thủy sản nội địa bằng cách đẩy mạnh thực hiện các dự án liên quan đến sản xuất giống. Trong đó, hiện có 4 trại sản xuất giống với năng lực sản xuất 250.000 con cá giống nước ngọt và 4.350.000 con tôm giống đã đi vào xây dựng. Bên cạnh đó, nước này dự định sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh nuôi tôm sú truyền thống tại Tây Bengal, Kerala và Karnataka nhằm đẩy mạnh thương mại tôm sang thị trường Nhật Bản, đặc biệt trong Thế vận hội Olympics Tokyo 2020 - sự kiện được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng thủy sản tại Nhật Bản.

Trong khi đó, nhóm chuyên gia ngành tôm tham dự Hội nghị Thị trường thủy sản toàn cầu (Global Seafood Market Conference – GSMC) đã đưa ra dự báo, sản lượng tôm nuôi của thế giới năm 2019 sẽ tăng nhẹ, đạt mức 3,3 triệu tấn. Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ vượt xa nhu cầu trong năm 2019 do sản lượng tăng nhưng nhu cầu giảm. Các nhà nhập khẩu Mỹ đã giảm nhập khẩu do hàng tồn kho cao khiến giá tôm đầu năm 2019 ở mức thấp. Thực tế này cho thấy, tôm Việt đang gặp áp lực cạnh tranh lớn.

Năm 2019, ngành chế biến tôm đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 4,2 tỷ USD. Để đạt mục tiêu này, theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, ngành tôm cần tập trung vào các giải pháp, đầu tiên và quan trọng nhất là hình thành chuỗi sản xuất khép kín, mà trước hết là tuyên truyền vận động nông dân vào hợp tác xã, thực hiện liên kết với doanh nghiệp. Tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi từ giống, thức ăn cho tới xử lý môi trường. Cần tập trung nâng cao sức cạnh tranh của tôm Việt Nam, giải quyết các vấn đề về chất lượng theo chứng nhận quốc tế, định vị lại theo hướng tích cực đối với các thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam.

Theo Dân việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Return to top