ClockThứ Bảy, 21/01/2023 11:42

Nước mắt người trồng hoa

TTH.VN - Trưa 30 tết, cả nhà tôi làm một vòng thăm chợ hoa và ngắm thành phố ngày cuối năm. Năm nay tiết trời mưa lạnh không ủng hộ người bán hoa. Đã vậy người mua cũng thưa vắng nhiều khiến người bán hoa càng thêm não ruột.

Dòng người chen chúc đi chợ tếtHoa tết tụ về Huế chờ người muaLàng quê đón tết

Hoa ế đến nỗi một số quầy hoa phải bán lỗ.

Khắp chợ hoa tết ở Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh (Nhà hát lớn trước đây), đã gần 11h trưa mà người bán thì nhiều mà người mua chẳng có mấy. Cúc, lan, mai, đào, quất,… còn nhiều mênh mông. Người bán hoa vẻ mặt đầy thất vọng. “Ế ẩm lắm chị ơi, năm nay không có tết rồi!”, người bán hoa lắc đầu buồn thiu. Tôi nghe vậy mà lòng xót xa.

Thời tiết cả năm chẳng thuận lợi, mấy đợt mưa lũ vừa rồi đã làm hỏng nhiều diện tích trồng hoa. Để có số hoa đẹp mang đi bán tết này người trồng đã phải chắt chiu, chăm sóc kỹ lắm những tưởng sẽ thu ít lời ăn tết. Nào ngờ sức mua năm nay quá yếu. 30 tết rồi mà hoa vẫn còn ế ẩm quá chừng.

Hoa ế đến nỗi một số quầy hoa phải giảm giá rất sâu thậm chí là bán lỗ. Dọc theo các hàng hoa, thỉnh thoảng lại thấy tấm biển Bán hoa Xả lỗ, Xả lỗ về nhà ăn tết, Hoa hạ giá. Nhìn những tấm biển này hẳn nhiều người không khỏi xót xa cho người trồng hoa.

Trưa 30 tết, hoa vẫn còn rất nhiều chờ người tới mua

Rảo qua chợ hoa tết ở đường Lê Duẩn, tình hình cũng không khả quan hơn. Hoa vẫn còn quá trời nhiều. Người bán ngồi co ro dưới mấy tấm nilong mỏng manh che mưa. Có cả mấy đứa bé nhỏ xíu ngồi bán hoa cùng mẹ, ánh mắt trong veo hồn nhiên cười, mẹ nó cũng cười mà nụ cười héo hắt. “Chưa năm nào ế như năm nay, ri là mấy đứa nhỏ không có tấm áo mới rồi!”, bà mẹ trẻ nước mắt ngân ngấn mà lòng tôi nặng trĩu.

Chỉ còn gần 12 giờ nữa là đã bước qua năm mới Quý Mão. Năm Nhâm Dần sắp lùi lại phía sau với biết bao nỗi buồn của người trồng hoa và bán hoa. Dù đã mua hoa từ mấy ngày trước, gia đình tôi vẫn mua thêm hai chậu thược dược và hai chậu cúc mâm xôi để ủng hộ người trồng hoa. Mong rằng từ nay đến chiều 30 tết, trời hửng nắng lên, người mua cũng đến chợ hoa nhiều hơn, chợ hoa mau hết hoa để người bán hoa sớm được về nhà ăn tết cùng gia đình và kịp mua tấm áo mới cho con. Mong lắm, mong lắm để nước mắt người trồng hoa không còn chảy.

Ngọc Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tác nghiệp trên sóng Trường Sa: Nước mắt và nụ cười

Thời gian chuyến tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa là 18 ngày, nhưng với tôi, cảm xúc trong trái tim mãi đầy theo năm tháng, khi đã được “chạm” vào thiêng liêng tiếng sóng; rưng rưng ngước lên Quốc kỳ hiên ngang tung bay, in vào sóng bóng hình đất nước; mang theo hình ảnh người lính kiên cường giữa trùng khơi, cất lên giọng hát hào hùng: “Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả…”

Tác nghiệp trên sóng Trường Sa Nước mắt và nụ cười
Hoa tết và câu chuyện thích ứng thị trường

Thực tế cho thấy, câu chuyện luẩn quẩn của ngành trồng, kinh doanh hoa tết vẫn lưu cửu. Dù bài học “bể hoa tết” không mới, nhưng gần như năm nào cũng tái diễn. Đó là bài học về việc “bắt mạch", thích ứng với thị trường”-nguyên tắc sống còn trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là với mặt hàng hoa tết.

Hoa tết và câu chuyện thích ứng thị trường
Hoa tết – một góc nhìn

Cứ tầm 28 đến 30 tháng Chạp lại rộ lên chuyện hoa tết ế ẩm, chuyện chủ hàng treo biển “đại hạ giá, “xả hàng”, rồi tiếp đó, là chuyện “đập chậu, bỏ hoa”… Nhưng ế ẩm, lời - lỗ thế nào, chỉ người bán mới rõ nhất

Hoa tết – một góc nhìn
Chợ hoa tết:
Hoa nhiều, nhưng khách chưa đông

Đó là nhận định của một số hộ kinh doanh hoa và cây cảnh phục vụ thị trường tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn TP. Huế.

Hoa nhiều, nhưng khách chưa đông
Return to top