ClockThứ Sáu, 08/03/2024 10:07

Nuôi tôm thua lỗ, nhiều hồ bỏ hoang

TTH - Dịch bệnh, thua lỗ triền miên khiến nhiều ao hồ nuôi tôm trên cát ven biển ở Ngũ Điền bỏ hoang từ nhiều năm nay.

Hướng đến nuôi tôm hai và ba giai đoạnỨng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm nước lợHướng đến nuôi tôm an toàn, bền vững

 Ao hồ ở Ngũ Điền bỏ hoang

Vùng cát Ngũ Điền nhiều năm về trước sôi động cảnh nuôi tôm thẻ chân trắng, nay bỗng yên lặng đến lạ thường. Hàng trăm ao hồ giữa vùng cát rộng lớn giờ chỉ còn vài hồ nuôi tôm lèo tèo. Trong số đó có một vài hộ chuyển từ nuôi tôm sang nuôi cá kình để vớt vát phần nào thua lỗ từ nhiều vụ qua.

Ông Võ Kháng ở thôn Hải Thế, xã Phong Hải (Phong Điền) tỏ ra lo lắng và tiếc nuối khi mấy năm nay vùng nuôi tôm trên cát ven biển Ngũ Điền gần như không còn “sức sống”. Cứ xuống giống vài ngày là tôm bị dịch bệnh, chết. Có hồ, có vụ tôm nuôi kéo dài được vài tháng rồi tôm cũng nổi đầu, chết hàng loạt. Các hộ nuôi thua lỗ hàng trăm triệu đồng trở lên từ chi phí giống, thức ăn, điện, nước.

Đến thời điểm này, ông Kháng cũng như nhiều hộ nuôi tôm trên cát vẫn chưa lý giải được nguyên nhân tôm nuôi thường xảy ra dịch bệnh. Người dân chỉ biết tôm chết do các loại dịch bệnh và hiểu “nôm na” do môi trường, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng mưa thất thường. Chính không hiểu biết cụ thể nguyên nhân nên người dân gần như không thể tìm ra biện pháp ứng phó, xử lý để tái đầu tư nuôi tiếp.

Còn với cơ quan chức năng, ngành thủy sản thì khẳng định, phương thức, mô hình nuôi tôm tự phát, bằng ao có diện tích lớn của người dân lâu nay không còn phù hợp với thời tiết, môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Diện tích mỗi ao hồ hàng ngàn mét vuông là khá rộng lớn rất khó kiểm soát thức ăn, xử lý môi trường, chất thải và khó chăm sóc tôm nuôi.

Đó chưa kể, trong khi diện tích nuôi lớn, mật độ nuôi quá dày nhưng hầu hết các ao nuôi chỉ sử dụng một dàn quạt, máy sục khí thô sơ nên nguồn ô-xy không đảm bảo cho tôm nuôi sinh trưởng.

TS. Mạc Như Bình, Khoa Thủy sản thuộc Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) cho rằng, phương thức, quy trình kỹ thuật nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển của người dân Ngũ Điền hiện đã lạc hậu trước yêu cầu, xu hướng biến đối khí hậu. Trong khi đó, muốn phát triển phong trào nuôi tôm theo hướng công nghiệp phải ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học và theo chuỗi giá trị.

Với tư duy, trình độ của người dân hiện nay hoàn toàn không theo kịp với xu hướng, mô hình nuôi tôm hiện đại. Ông Mạc Như Bình phân tích, lâu nay, người dân nuôi tôm trên cát Ngũ Điền theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, quy mô nhỏ lẻ. Họ chưa liên kết, quy tụ cùng nhau làm ăn nên không đủ nguồn lực đầu tư thiết bị, công nghệ mới, tái đầu tư nuôi sau khi bị dịch bệnh.

Nuôi tôm bằng ao tròn, công nghệ cao, hay nuôi tôm bằng công nghệ na nô tuy không khó nhưng đòi hỏi phải đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị một cách bài bản, hiện đại. Ao hồ nuôi tôm phải có đầy đủ hệ thống dàn quạt, sục khí, có lưới che nắng, bảo vệ môi trường, máy xử lý môi trường, chất thải, quản lý hàm lượng thức ăn tránh dư thừa…

Tôm giống trước khi thả phải được kiểm tra bằng máy PCR. Trong khi, kinh phí đầu tư các trang thiết bị, công nghệ này khá lớn, có thể tiền tỷ thì khả năng nguồn lực cá nhân không thể đầu tư. Đó chưa kể, nguồn giống phục vụ sản xuất tại chỗ hiện nay chưa có, hầu hết phải mua từ ngoại tỉnh rất khó kiểm soát dịch bệnh, khó quản lý chất lượng trước khi thả nuôi.

Nguồn thức ăn chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, nguồn thức ăn tôm lâu nay chủ yếu được người dân mua trôi nổi trên thị trường. Giá thức ăn có lúc, có loại khá rẻ, thường đánh vào tâm lý tiết kiệm chi phí đầu tư, nhưng quan trọng hơn là chất lượng liệu có đảm bảo lại là chuyện mà người nuôi tôm còn thiếu quan tâm.

Để khai thác, tận dụng tốt tiềm năng nuôi tôm chân trắng trên cát ven biển Ngũ Điền nói riêng và toàn tỉnh nói chung, phát triển một cách bền vững, hiệu quả cần phải có một hướng đi hợp lý, bài bản. Trước hết, người dân phải biết học tập, ứng dụng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Trong đó, phải kể đến mô hình nuôi tôm bằng ao tròn đã được ngành thủy sản, khuyến nông ứng dụng sản xuất thành công từ mấy năm nay.

Yêu cầu đặt ra với người dân trong nuôi tôm công nghệ cao là phải chấp hành nghiêm các quy định nuôi tôm an toàn sinh học. Trong quá trình nuôi hoàn toàn không sử dụng kháng sinh, hóa chất, thuốc kích thích sinh trưởng mà hoàn toàn sử dụng các chế phẩm sinh học, chọn lựa các loại thức ăn chất lượng đảm bảo tôm sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng.

Các trang thiết bị, máy móc, dàn quạt, máy tạo ô-xy, xử lý môi trường, chất thải, ao hồ xử lý nước cấp, nước thải, máy kiểm dịch giống… phải được đầu tư một cách bài bản, hợp lý. Việc đầu tư các công nghệ cần nguồn kinh phí lớn. Điều này đòi hỏi các hộ dân phải liên kết, hợp tác tổ chức sản xuất để tạo nguồn lực đảm bảo có khả năng đầu tư.

Một yêu cầu gần như bắt buộc hiện nay là phải sản xuất theo mô hình chuỗi giá trị mới có thể mang lại hiệu quả nuôi tôm trên cát. Các hộ dân không chỉ hợp tác với nhau mà phải liên kết với các doanh nghiệp, công ty… để được hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn đơn vị cung ứng con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm. Để làm được điều này cần sự vào cuộc giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp ban, ngành và chính quyền địa phương.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích nuôi tôm trên cát ven biển trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 500ha trong tổng quy hoạch khoảng 800ha, phần lớn tập trung ở vùng cát Ngũ Điền. Tuy nhiên, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên hiện tại diện tích ao hồ nuôi tôm ở Ngũ Điền đã thả nuôi rất ít, còn lại đều bị bỏ hoang gây lãng phí.
Bài, ảnh: Hoàng Thế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng tầm tôm Việt cùng phát triển sản phẩm OCOP

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2023 (gọi tắt là Festival Tôm) là lễ hội lớn nhất về ngành hàng tôm, có quy mô cấp khu vực, được tỉnh Cà Mau lần đầu tiên đăng cai tổ chức.

Nâng tầm tôm Việt cùng phát triển sản phẩm OCOP
Chuyện của chị Mười

Xã Quảng Nhâm (A Lưới) hầu như ai cũng biết đến cái tên Nguyễn Thị Mười, một phụ nữ năng động, tận tâm với phong trào. Chị còn triển khai nhiều mô hình kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ con giống cho hộ khó khăn.

Chuyện của chị Mười
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm nước lợ

Lợi thế về vị trí địa lý, có bờ biển kéo dài, nhiều eo vịnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản mặn, lợ, trong đó có nuôi tôm phát triển. Những năm qua, nghề nuôi tôm nước lợ liên tục tăng về diện tích, sản lượng, tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Nhiều dự án nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tuần hoàn, hữu cơ, VietGAP… được thực hiện đã góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm nước lợ
Giá thức ăn chăn nuôi tăng kỷ lục, người nuôi thua lỗ

Giá thức ăn tăng kỷ lục trong nhiều tháng liền trong khi giá lợn hơi sụt giảm, khiến người chăn nuôi ở nhiều địa phương lâm vào tình cảnh thua lỗ, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải có giải pháp đảm bảo "cung - cầu".

Giá thức ăn chăn nuôi tăng kỷ lục, người nuôi thua lỗ
Return to top