ClockThứ Hai, 27/05/2024 06:23

Phân bổ kinh phí triển khai dự án phục hồi thủy sản

TTH - Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phân bổ kinh phí cho Dự án (DA) phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản tỉnh. Đến nay, đối với hợp phần thả rạn nhận tạo đã hoàn chỉnh giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổ chức mời thầu xây lắp để triển khai thi công trong tháng 5/2024.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm pháXuất khẩu thuỷ sản chưa cắt được đà giảm dù có tín hiệu phục hồiVướng mắc dự án phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản

 DA Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản sẽ triển khai trên địa bàn huyện Phú Lộc

DA Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư là một trong các DA có nguồn vốn từ nguồn bồi thường của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đang triển khai trên địa bàn tỉnh.

Tháng 5 năm nay cũng vừa tròn 7 năm sau sự cố Formosa ảnh hưởng lên môi trường và hệ sinh thái biển miền Trung Việt Nam. Môi trường nước biển hiện nay tuy đã tốt, nhưng hệ sinh thái là nơi cư trú của các hải sản, đặc biệt là các giống loài san hô thì phải có thời gian dài để phục hồi.

DA Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản có tổng mức đầu tư được phê duyệt là 170 tỷ đồng, gồm 2 hợp phần là thả rạn nhân tạo (với tổng mức 150 tỷ đồng) và trồng, phục hồi rạn san hô (với tổng mức đầu tư 20 tỷ đồng).

Trước đó, theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, hợp phần trồng, phục hồi rạn san hô triển khai tại địa bàn tỉnh từ 16-18ha ở vùng biển Sụng Rong Câu, Bãi Chuối thuộc vùng Sơn Chà - Hải Vân, huyện Phú Lộc. Tuy nhiên, do nguồn giống khó khăn nên tỉnh đã xin được điều chỉnh diện tích thực hiện xuống còn 4ha.

Đối tượng trồng phục hồi là các san hô cứng tạo rạn có vai trò quan trọng ở rạn được phục hồi, trong đó ưu tiên một số loài bản địa thuộc bộ san hô cứng Scleractinia. Những loài ưu tiên trồng đối với địa bàn Thừa Thiên Huế sẽ lấy từ vùng biển Sơn Trà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

Cách lấy giống bằng phương pháp tách giống vô tính từ các tập đoàn san hô với kích thức tối thiểu không dưới 30cm đối với san hô dạng khối, dạng bán khối; từ 1m trở lên đối với san hô dạng cành. Lượng san hô lấy đi từ tập đoàn cho giống tối ưu từ 10-20%, nhưng không quá 50% sinh khối và đảm bảo tập đoàn đó vẫn gắn chặt với nền đáy, khả năng phát triển vẫn bình thường.

Đối với kỹ thuật trồng, theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, san hô giống được trồng trên nền đáy cứng, vững chắc là thềm rạn đá hoặc các giá thể nhân tạo được thiết kế phù hợp, không gây ô nhiễm môi trường.

DA triển khai với mục tiêu sẽ hình thành sinh cảnh nhân tạo cho các loài thủy sản cư trú và giảm thiểu tác động của hoạt động khai thác bằng lưới kéo đáy đến các khu vực tập trung sinh, khu vực thủy sản còn non sinh sống nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản; phục hồi các hệ sinh thái là nơi cư trú các giống loài thủy sinh và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

DA phục hồi các hệ sinh thái là nơi cư trú các giống loài thủy sinh và tái tạo nguồn lợi thủy sản

Ông Thái Văn Phúc, Trưởng phòng Quản lý và Xây dựng công trình (Sở NN&PTNT) thông tin, đến nay đối với hợp phần thả rạn nhân tạo, chủ đầu tư đã hoàn chỉnh giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đang tổ chức mời thầu xây lắp để triển khai thi công, dự kiến sẽ tổ chức triển khai thi công trong tháng 5/2024. Riêng hợp phần trồng, phục hồi rạn san hô đã hoàn chỉnh hồ sơ giai đoạn lập DA, đang trình Bộ NN&PTNT xem xét ban hành xây dựng định mức hợp phần trồng và phục hồi san hô để triển khai các bước tiếp theo.

DA đã được Thủ tướng Chính phủ cấp kinh phí tại Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 2 tháng 4 năm 2024 về việc phân bổ kinh phí từ nguồn bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh cho DA phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế được cấp không quá 170 tỷ đồng (bao gồm cả 50 tỷ đồng đã tạm cấp).

Cũng theo ông Thái Văn Phúc, trong quá trình triển khai DA Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản đã được Bộ NN&PTNT hướng dẫn về chuyên môn để xây dựng, thực hiện; tham gia góp ý từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi DA được UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời, DA cũng luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng các sở, ngành liên quan.

Tuy nhiên, đây là DA lần đầu tiên được thực hiện trên địa bàn tỉnh. DA còn mới, có đặc thù, các định mức kinh tế xây dựng chưa có nên gặp khó khăn trong công tác thẩm định, phê duyệt dự toán để tổ chức thực hiện. Đồng thời, đối với hợp phần phục hồi rạn san hô thì nguồn giống san hô không thể thực hiện đảm bảo phần diện tích nên phải điều chỉnh diện tích phục hồi rạn san hô và thả rạn nhân tạo. Đối với hợp phần phục hồi và tái tạo rạn san hô sau khi thực hiện cần có thời gian kiểm tra, theo dõi. Ngoài ra, do tính chất phức tạp của DA nên trong quá trình thực hiện phải nhiều lần xin ý kiến của các bộ, ngành Trung ương để bổ sung, điều chỉnh.

Sở NN&PTNT khẳng định, hiện tại, hợp phần thả rạn nhân tạo đang chuẩn bị triển khai thực hiện, đơn vị này đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan, Ban QLDA khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ để sớm triển khai thực hiện hoàn thành trong tháng 5/2024.

Riêng đối với hợp phần trồng, phục hồi rạn san hô, đã hoàn chỉnh hồ sơ giai đoạn lập DA, đang trình Bộ NN&PTNT xem xét ban hành định mức kinh tế xây dựng để triển khai. Trong khi đó, quá trình triển khai thực hiện công trình trên vùng biển thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh,...  nên công tác trồng san hô theo đề xuất của đơn vị tư vấn chỉ thực hiện từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Do vậy, việc hoàn thành hợp phần này trong năm 2024 là rất khó khăn.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024

Sáng 13/11, Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) tỉnh năm 2024 tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng. Tham dự có ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN, Bộ Khoa học & Công nghệ, cùng lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, doanh nghiệp khởi nghiệp và các tác giả, nhóm tác giả dự thi.

Vinh danh 15 dự án trong Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam

Sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt tốc độ cao bắc - nam dài hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67,3 tỉ USD.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam

TIN MỚI

Return to top