ClockChủ Nhật, 01/10/2023 15:34

Phấn đấu năm 2030, năng lượng tái tạo đạt 47%

TTH.VN - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Đề án Triển khai tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng.

Thúc đẩy thực hành tiết kiệm năng lượng dành cho học sinhNhu cầu năng lượng của Singapore thúc đẩy lưới điện tái tạo của ASEANCông suất năng lượng tái tạo sẽ gần bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2024

Phát triển điện năng lượng mặt trời ở huyện Phong Điền 

Theo đề án này, đến năm 2030, Việt Nam sẽ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi thu hút nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân tham gia quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng. Triển khai các dự án (DA) thí điểm chuyển đổi năng lượng công bằng và hình thành 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại các khu vực có nhiều tiềm năng. Phát triển năng lượng tái tạo đạt tỷ lệ 47% năng lượng sơ cấp.

Sau năm 2030, đưa việc sử dụng năng lượng sạch trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và toàn dân; không xây mới và loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện than, phát triển năng lượng tái tạo đạt khoảng 80-85% năng lượng sơ cấp.

Ở Thừa Thiên Huế đã hội đủ các yếu tố phát triển thủy điện, điện gió, mặt trời bởi có bờ biển dài, nhiều giờ nắng, tốc độ gió ổn định, diện tích mặt nước rộng… sớm trở thành trung tâm năng lượng khu vực. Hiện, hai nhà máy ĐMT đưa vào vận hành (nhà máy Phong Điền và Phong Điền 2) từ năm 2019, đạt sản lượng 68,37 triệu kWh/năm, vượt sản lượng thiết kế hơn 151%.

Bên cạnh đó, tỉnh đã dành 340ha đất tại huyện Phong Điền để phát triển ĐMT. Hiện nay có 1 DA đã được bổ sung Quy hoạch điện VII điều chỉnh với công suất 50MWp (Phong Hòa, Phong Điền) và 6 DA cũng nằm trên địa bàn huyện Phong Điền đã đề nghị Bộ Công thương xem xét bổ sung quy hoạch với tổng công suất 375,8 MWp; UBND tỉnh cũng đã đề nghị Bộ Công thương bổ sung quy hoạch 3 dự án ĐMT mặt nước (Cầu Hai, Tam Giang, Tam Giang mở rộng), tổng công suất 2.500MWp. Đồng thời đã quy hoạch 350ha tại Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô để phát triển điện khí LNG...

Sở Công Thương đang tham mưu với UBND tỉnh phát triển ngành công nghiệp bền vững theo hướng tăng trưởng xanh. Trong đó, xây dựng các chính sách ưu đãi trong phát triển NLTT; khảo sát, đánh giá tiềm năng (điện mặt trời, mặt nước, điện gió...), từ đó có cơ sở để đầu tư, bổ sung vào nguồn năng lượng quốc gia, xây dựng nền công nghiệp xanh, sạch, thân thiện với môi trường

Tin, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn tích cực và trách nhiệm của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền năm 2023

Năm 2023 tiếp tục là năm có nhiều dấu ấn trong bức tranh đối ngoại của Việt Nam. Tại Geneva (Thụy Sĩ), Việt Nam có nhiều hoạt động ghi dấu rõ nét, trong đó nổi bật là những đóng góp và sáng kiến trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) tại cả 3 khóa họp thường kỳ lần thứ 52, 53 và 54.

Dấu ấn tích cực và trách nhiệm của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền năm 2023
Đông Nam Á hiện đại hóa có chọn lọc để phát triển cởi mở, toàn diện và kiên cường

Hãng tin The Straistimes dẫn nhận định của lãnh đạo Singapore rằng, không phải nền văn minh bản địa, mà một tập hợp các nền văn hóa đang phát triển đã giúp các quốc gia Đông Nam Á cởi mở và hòa nhập, đồng thời mang lại cho khu vực nói chung và các nước trong khu vực nói riêng khả năng phục hồi.

Đông Nam Á hiện đại hóa có chọn lọc để phát triển cởi mở, toàn diện và kiên cường
Campuchia và Việt Nam tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Sau chuyến thăm gần đây của Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary tới Việt Nam, sau đó là việc ký kết thỏa thuận mang tính bước ngoặt giữa hai nước láng giềng về hệ thống thanh toán xuyên biên giới, mối quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam hiện đang giành được nhiều sự quan tâm và đầy hứa hẹn. Trong đó, các hành động thúc đẩy phát triển quan hệ song phương được thực hiện khi thương mại giữa hai nước láng giềng ASEAN mỗi năm đều đạt hơn 10 tỷ USD.

Campuchia và Việt Nam tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Phát triển city tour có bản sắc riêng

City tour (các tour du lịch tham quan thành phố) đã và đang được nhiều thành phố du lịch trọng điểm trong nước xây dựng thành sản phẩm du lịch chủ đạo. Với nhiều lợi thế riêng, để hấp dẫn du khách, Thừa Thiên Huế cần xây dựng mô hình tour có điểm nhấn và bản sắc riêng.

Phát triển city tour có bản sắc riêng
Return to top