ClockThứ Bảy, 18/03/2017 09:41

Phát triển công nghiệp: Nên đưa cuộc sống vào chính sách

Trên cơ sở các định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp nên xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống để ban hành chính sách cho phù hợp.

Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng nền công nghiệp nước ta hiện chưa tận dụng được lợi thế sẵn có và phát triển như kỳ vọng. Phần lớn vẫn phụ thuộc vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Điều này khiến cho nền công nghiệp chưa thực sự trở thành đầu tàu của nền kinh tế.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nguyên nhân là do chính sách phát triển công nghiệp thì nhiều nhưng hiệu quả lại ít, đồng thời thiếu chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia một cách đồng bộ, thống nhất với tầm nhìn và định hướng phù hợp.

Sản phẩm công nghiệp của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu mạnh, chưa có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước và nước ngoài. Ảnh minh họa: Internet

Ông Lê Xuân Sang, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, công nghiệp Việt Nam đang gặp những khó khăn nhất định, đó là trình độ phát triển còn thấp, năng lực trong nước yếu kém.

“Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ khó đạt được, không bảo đảm được lợi thế kinh tế về quy mô cho công nghiệp hỗ trợ và không bảo đảm được trình độ nhân lực chất lượng cao. Điều quan trọng nữa là vốn, vốn cao, trình độ công nghệ cao, quy mô kinh tế cao… đây là những điều kiện rất tiên quyết để giúp công nghiệp Việt Nam phát triển mạnh và thành công”, ông Sang nhận xét.

Đánh giá về chính sách công nghiệp hiện nay, TS. Vũ Thành Tự Anh, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp nhà nước được bảo hộ ưu đãi quá lâu dẫn tới sự cạnh tranh còn hạn chế. Từ những dẫn chứng cụ thể về những thất bại trong việc phát triển xi măng lò đứng, ô tô, đường, thép… cho thấy, phần lớn doanh nghiệp dựa vào lợi thế so sánh sẵn có tại một thời điểm.

Cùng với đó do nhận được sự ưu ái chính sách quá mức dẫn đến doanh nghiệp chây ì, dựa dẫm. Với những ngành hàng đạt được nhiều thành công như xuất khẩu dệt may, da giày, thủy sản… vẫn phải cạnh tranh quyết liệt, mặc dù bị hàng rào bảo hộ, không có nhiều lợi thế nhưng nhờ chính sách hợp lý nên vẫn phát triển được thị trường.

Do đó, không nên theo đuổi chính sách ưu tiên một số sản phẩm công nghiệp cá biệt như hiện nay mà cần xem xét lại chính sách ưu tiên, bởi điều này sẽ khiến doanh nghiệp ỉ nại, không thể phát triển lớn mạnh được.

“Để có một chính sách công nghiệp ưu tiên đúng mức, cần phải lựa chọn các doanh nghiệp đã đã được sàng lọc thông qua cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh quốc tế. Sau đó nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp này để họ có thể lớn hơn, có năng lực cạnh tranh tốt hơn và tiến lên các nấc thang công nghệ cao hơn. Đó mới là cách thức đúng để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam”, TS. Vũ Thành Tự Anh đề xuất.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, công nghiệp Việt Nam đang rất cần một hệ thống chính sách đồng bộ vì một số chính sách được ban hành chưa kịp thời và ít tác dụng.

Vì thế, giải pháp trong thời gian tới là cần đổi mới tư duy khi xây dựng chính sách. Thay vì chỉ tiếp cận theo hướng “đưa chính sách vào cuộc sống” cần kết hợp đồng bộ với “đưa cuộc sống vào chính sách”, trên cơ sở các định hướng và mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn, xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống để ban hành chính sách cho phù hợp.

Đặc biệt, các ưu đãi đề xuất cần được cân nhắc kỹ, căn cứ vào nguồn lực, để sau khi ban hành, chính sách có thể triển khai được. Song song với mở cửa thị trường cần chiến lược nuôi dưỡng các ngành công nghiệp tiềm năng bằng các công cụ chính sách thích hợp.

“Cần tiếp tục đưa các dự án cơ khí nông nghiệp, cơ khí chế biến vào danh mục được hưởng ưu đãi của chương trình cơ khí trọng điểm nhưng cần có các chính sách hỗ trợ thực sự hiệu quả. Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại thông thường, rất cần sự trợ giúp của Nhà nước trong việc đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng công nghiệp chế biến nói riêng có điều kiện xâm nhập sâu vào thị trường thế giới”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị.

Tại Hội thảo quốc tế “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” vừa được tổ chức mới đây, đại diện Bộ Công Thương đã đưa ra một số biện pháp để phát triển công nghiệp như tập trung giải quyết tình trạng “đa nhưng không tinh” của các sản phẩm chế biến, đặc biệt là vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Trong lĩnh vực đầu tư cần lựa chọn, tập trung tối đa vào một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng, xây dựng thương hiệu mạnh và chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và nước ngoài; Trong lĩnh vực thị trường, cần xác định phát triển thị trường hàng hóa là yếu tố quan trọng cho sự phát triển công nghiệp…

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp

Sau khi Quy hoạch chung tỉnh Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND TX. Hương Trà ưu tiên xúc tiến đầu tư, huy động mọi nguồn lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các công trình trọng điểm, các cụm công nghiệp (CCN); chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục để sớm hình thành các CCN trên địa bàn.

Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top