ClockThứ Tư, 15/10/2014 10:46

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

TTH.VN - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo quy hoạch, xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững, là vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, là cửa ngõ ra biển quan trọng của các tỉnh vùng Tây Nguyên, khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.

Với việc phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 8%/năm (giai đoạn đến năm 2015) và khoảng 9%/năm (giai đoạn 2016 – 2020); GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 80 triệu đồng, tương đương 3.600 USD bằng khoảng 1,1 - 1,2 lần mức bình quân đầu người của cả nước, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ tập trung nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế gắn với biển như cơ khí, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; phát triển công nghiệp hóa dầu trở thành một trong các trụ cột công nghiệp của Vùng và là một trong các trung tâm hóa dầu lớn nhất của cả nước; từng bước phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin hiện đại; đẩy mạnh các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến; ngành dệt may, giầy da.

Bên cạnh đó, hình thành các trung tâm công nghiệp lớn ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Phát triển các cụm công nghiệp dọc các tuyến đường ngang nối liền các tỉnh trong Vùng với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên nhằm cung ứng các sản phẩm tiêu dùng cho vùng Tây Nguyên và tiếp nhận nguyên liệu từ nông, lâm nghiệp, phục vụ cho công nghiệp chế biến; gắn phát triển công nghiệp với hình thành các điểm đô thị ở khu vực nông thôn; chú trọng phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, áp dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương; phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng khuyến khích các ngành nghề truyền thống như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng, chế biến lương thực, thực phẩm.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng sẽ phát huy tối đa các lợi thế, tiềm năng sẵn có của các địa phương trong Vùng bằng cách tập trung khai thác các di sản văn hóa, địa danh lịch sử, du lịch sinh thái biển, đặc biệt là những cảnh quan thiên nhiên ở dải ven biển gắn với các di sản thế giới như các di sản văn hóa kiến trúc cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn và văn hóa Chàm (Đà Nẵng, Quảng Nam) cùng các di sản thiên nhiên trên trục đường Huế - Lăng Cô - Bạch Mã - Hải Vân - Sơn Trà - Bà Nà - Đà Nẵng, dải ven biển từ vịnh Nam Ô đến đô thị cổ Hội An.

N.PĐT
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó

Cùng với đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đông xuân, ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương, người dân khẩn trương làm đất, gieo cấy lúa hè thu đảm bảo kịp thời ứng phó mưa lũ có thể đến sớm trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường.

Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó
Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất

Thời điểm kết thúc vụ đông xuân, chuẩn bị vụ hè thu cũng là lúc nông dân đối diện với giông sét trên đồng khi thu hoạch nông sản. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cảnh báo, người dân cần chủ động phòng tránh, không được chủ quan, làm đồng khi đang có giông sét, tránh rủi ro do bị sét đánh có thể dẫn đến tử vong.

Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất
Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách

Cùng với nguồn vốn phân bổ từ Trung ương hay vốn ủy thác từ chính quyền các cấp sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, nguồn vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức cũng góp một phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top