ClockThứ Ba, 28/11/2017 12:56

Rừng ngập mặn chắn lũ

TTH - Trong khi hệ thống đê bao nhiều nơi bị hư hỏng, sạt lở do các trận lũ lớn vừa qua thì tại xã Quảng Lợi (Quảng Điền) vẫn còn nguyên vẹn, bảo vệ an toàn cho ao hồ nuôi trồng thủy sản (NTTS).

Hãy giữ hơi thở tự nhiên cho Rú CháVành đai xanh ven pháHứa hẹn từ rừng ngập mặnHồi sinh những “bức bình phong” ngăn ngập mặn

Rừng ngập mặn ven phá Tam Giang trở thành lá chắn, bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản tại xã Quảng Lợi

Sau trận lũ lớn đầu tháng 11 và trận lũ mới đây, người dân xã Quảng Lợi yên tâm vì hệ thống đê bao, ao hồ NTTS không bị sạt lở, hư hỏng như các mùa lũ nhiều năm trước.

Ông Đặng Hoàng không giấu niềm vui khi mấy ao hồ nuôi tôm của gia đình ông vẫn còn nguyên vẹn sau các trận lũ lớn, trong khi nhiều năm trước, cứ sau lũ là đê bao hư hỏng, phải chi phí khá lớn để khôi phục. Theo ông Hoàng, việc đê bao NTTS được bảo vệ an toàn là nhờ hệ thống vành đai rừng ngập mặn ven phá Tam Giang được trồng cách đây 1-2 năm. Đến nay rừng lên cao, phát triển rất nhanh, phát huy tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học trên đầm phá Tam Giang và bảo vệ hệ thống đê bao NTTS.

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi Phan Đăng Bảo khẳng định, nếu không có rừng ngập mặn bảo vệ thì chắc chắn hệ thống đê bao, ao hồ NTTS trên địa bàn sẽ sạt lở bởi các trận lũ lớn vừa qua. Cứ sau mỗi trận lũ nhiều năm trước đây, hệ thống đê bao bị hư hỏng nặng, mỗi hộ phải mất hàng chục triệu đồng để sửa chữa, khắc phục.

Ông Bảo cho rằng, với diện tích gần 20 ha NTTS trên phá Tam Giang của 40 nhóm hộ nuôi, phần lớn nuôi tôm được xác định là một trong những “mũi nhọn” phát triển kinh tế của địa phương. Mấy năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, lũ lụt bất thường, diễn biến phức tạp khiến hệ thống đê bao, ao hồ NTTS thường xuyên bị sạt lở, hư hỏng gây thiệt hại rất lớn.

Ông Trương Xàng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền thông tin, vùng đầm phá ở Quảng Điền trước đây còn hoang sơ, chưa có sự tác động tích cực từ con người để ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng khắc nghiệt. Mùa gió chướng các xã ven phá Tam Giang thường bị sóng đánh, làm hư hại đê điều, ảnh hưởng rất lớn đến NTTS, sinh kế của người dân. Việc trồng rừng ngập mặn ven phá là điều kiện tất yếu để bảo vệ mùa màng, gắn với phát triển du lịch. Những bãi bồi trồng dừa, bần ngập mặn tạo điều kiện, cơ sở để Quảng Điền phát triển du lịch sinh thái trong vài năm đến.

Những năm qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với huyện Quảng Điền đã trồng mới 37,5 ha rừng ngập mặn trên phá Tam Giang, gồm dừa nước, bần, gắn với công tác quản lý, bảo vệ nên đang phát triển tốt. Đây sẽ là nơi cư ngụ cho các loài thủy sản. Ngành kiểm lâm đang tiếp tục mở rộng diện tích rừng ngập mặn tại các xã ven phá, gắn với quy hoạch NTTS, phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ tại huyện Quảng Điền. Sau khi “hình hài” các khu rừng hình thành (trong 3 năm) sẽ tạo điểm nhấn về cảnh quan, môi trường sinh thái, phát triển du lịch bên phá Tam Giang.

Ông Phạm Ngọc Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh thôn tin, những nỗ lực trồng rừng ngập mặn ven phá Tam Giang ở huyện Quảng Điền những năm qua đã thật sự phát huy tác dụng. Vành đai rừng ngập mặn không chỉ bảo vệ vùng NTTS mà cả các vùng ruộng đồng phía trong phá. Cũng chính nhờ rừng ngập mặn mà ao hồ NTTS, hạ tầng ven phá, đường giao thông, đê bao nội đồng không bị sạt lở, hư hỏng trong mùa bão lũ.

Các trận lũ lớn vừa qua, vành đai rừng ngập mặn trải dài 15km dọc phá Tam Giang - Cầu Hai đã đứng vững trước lũ lớn và phát huy tác dụng trong việc phòng hộ, bảo vệ vùng NTTS, hạ tầng ven phá. Người dân giờ đây khá yên tâm NTTS, sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu, bão lũ diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay.

Bài, ảnh: Hoàng Thế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầm Cầu Hai

“Rất khó để lột tả hết vẻ đẹp của đầm Cầu Hai. Có thể nói đây như là một vật báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho đất Huế. Đây cũng là nơi mà ai đã đến thì cũng không muốn về…” – Đó là những lời “có cánh” của trang elephant travel (Công ty Du lịch Con Voi) dành cho đầm Cầu Hai, một địa danh du lịch nổi tiếng thuộc địa phận huyện Phú Lộc, cách TP. Huế khoảng 40km.

Đầm Cầu Hai
Hoàng hôn trên phá Tam Giang

Hoàng hôn trên phá Tam Giang có gì thú vị? Bạn đặt câu hỏi khi tôi nói rằng vừa mới rời khỏi phá Tam Giang và đã có dịp ngắm hoàng hôn ở đó. Tôi muốn nói với bạn thật nhiều điều nhưng lạ thay phút chốc tôi lại chẳng biết phải nói từ đâu, từ khoảnh khắc nào. Bởi, nếu ai từng đến phá Tam Giang, tận hưởng từng phút giây mới có thể hiểu được nỗi lòng.

Hoàng hôn trên phá Tam Giang
Sẽ có biểu diễn dù lượn tại ngày hội Sóng nước Tam Giang

Ngày 27/5, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, Trưởng Ban tổ chức Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” năm 2024 cho biết, lần đầu tiên địa phương tổ chức biểu diễn bộ môn dù lượn trên phá Tam Giang và trên các bãi biển địa phương để phục vụ người dân và du khách.

Sẽ có biểu diễn dù lượn tại ngày hội Sóng nước Tam Giang
Thước đo cho giá trị rừng ven biển

Không cung cấp gỗ như rừng trồng sản xuất, nhưng giá trị mà rừng ven biển; trong đó có rừng ngập mặn mang lại khó có thể kể hết. Đặc biệt, khi Việt Nam đang nỗ lực triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, đưa phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Thước đo cho giá trị rừng ven biển
Return to top