ClockThứ Sáu, 26/07/2024 06:37

Sắp xử phạt với trường hợp không phân loại rác sinh hoạt tại nguồn

TTH - Còn chừng 5 tháng nữa, quy định xử phạt hành chính về hành vi không phân loại rác sinh hoạt (RSH) tại nguồn sẽ có hiệu lực. Mức phạt cao nhất là 1 triệu đồng/lần.

Phân loại và biến rác thành tài nguyênTổng kết dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn tại TP.Huế Đổi rác lấy quà, động lực để môi trường xanh, sạch

TP. Huế được DA “Huế - Đô thị giảm nhựa miền Trung Việt Nam” đầu tư hỗ trợ thùng chứa rác để phân loại tại nguồn 

Ngày 1/1/2025 là thời gian chậm nhất áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, ban hành ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Đối với rác thải sinh hoạt, Nghị định này quy định hộ gia đình, cá nhân không phân loại RSH và không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định thì bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Như vậy, phân loại RSH không phải là khuyến khích mà quy định bắt buộc thực hiện.

Về nguyên tắc phân loại, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định chất thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải phân thành: Rác có khả năng tái chế, chất thải thực phẩm, chất thải sinh hoạt khác, chất thải nguy hại, chất thải cồng kềnh. Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị, rác sau khi phân loại phải lưu giữ từng bao bì riêng và chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân có chức năng thu gom. Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn, rác sau phân loại khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm làm phân bón, thức ăn chăn nuôi; chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; chỉ bàn giao chất thải khác cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển.

Từ những năm đầu thập niên 90, ở Thừa Thiên Huế đã có các chương trình, dự án trong và ngoài nước hỗ trợ thông qua các hội, đoàn tại một số địa phương triển khai hoạt động phân loại RSH tại nguồn. Mới đây, tại TP. Huế được DA “Huế - Đô thị giảm nhựa miền Trung Việt Nam”, do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam-WWF hỗ trợ trang thiết bị thu gom, thùng chứa và tuyên truyền, vận động, phấn đấu 100% phường, xã đến năm 2023 phân loại RSH tại nguồn đúng cách, hiệu quả. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc phân loại RSH ở Thừa Thiên Huế chưa cao. Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân phân loại RSH chưa tốt, thì còn có nguyên nhân là các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải chưa đáp ứng yêu cầu… 

Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh cho rằng, phân loại RSH tại nguồn là yêu cầu bắt buộc, việc này không chỉ giúp giảm chi phí xử lý chất thải, mà còn tận dụng khối lượng lớn chất thải có khả năng tái chế, sử dụng làm phân bón hữu ích. Thế nhưng việc phân loại RSH tại nguồn ở các địa phương đến nay vẫn chưa như kỳ vọng.

Khắc phục những hạn chế trên, hiện nay UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, đề ra các giải pháp khắc phục. Đó là yêu cầu địa phương rà soát, bố trí quỹ đất, nguồn vốn đầu tư các trạm trung chuyển, điểm tập kết rác thải. Tăng cường bố trí nguồn lực đầu tư phương tiện, thùng rác chứa các loại chất thải rắn sinh hoạt để thuận lợi cho người dân tập kết, giao chất thải. Tổ chức triển khai đến từng gia đình cam kết thực hiện phân loại RSH tại nguồn, bắt đầu từ ngày 1/1/2025. Xây dựng kế hoạch thông báo cho các cá nhân, đơn vị có nhu cầu sử dụng chất thải thực phẩm trên địa bàn đăng ký tại cấp xã, phường để đón nhận… Điều quan trọng hơn nữa là các ban, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức mọi người, mọi nhà về phân loại RSH tại nguồn.

Bài, ảnh: MINH HOÀI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám sàng lọc đái tháo đường cho 300 người trên 40 tuổi

Trong hai ngày 24 và 25/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cùng cán bộ chuyên trách của TTYT huyện Phú Vang, Trạm Y tế xã Phú Hồ tổ chức đợt khám sàng lọc tiền đái tháo đường (ĐTĐ) và ĐTĐ cho người dân địa phương.

Khám sàng lọc đái tháo đường cho 300 người trên 40 tuổi
Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh:
Tiếp tục xử lý tiến độ

Nhà thầu thi công “bỏ ngang” công trình, khu xử lý lo không có rác để vận hành là những bất cập, nghịch lý tại Dự án Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh (gọi tắt DA).

Tiếp tục xử lý tiến độ
Quản lý, ứng dụng công nghệ trong phân loại chất thải rắn

Ngày 2/12, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh phối hợp cùng Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) - Đức tổ chức hội thảo “Tham vấn cộng đồng về quản lý và ứng dụng công nghệ trong phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Quản lý, ứng dụng công nghệ trong phân loại chất thải rắn

TIN MỚI

Return to top