ClockThứ Ba, 02/05/2023 19:39

Hướng dòng vốn tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp

TTH.VN - Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong 5 lĩnh vực được Ngành Ngân hàng ưu tiên trong cấp tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, tạo cú hích trong khôi phục và phát triển kinh tế

Tăng mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng Nhà nướcNgân hàng thừa tiền, doanh nghiệp vẫn thiếu vốn

Chưa tương xứng

leftcenterrightdel
Các ngân hàng triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho khách hàng doanh nghiệp 

Theo thống kê, trên địa bàn hiện có khoảng hơn 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng không mấy khả quan khi sau gần 3 năm chịu tác động của dịch COVID-19, doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của việc lãi suất ngân hàng tăng cao; giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào biến động thất thường; nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ở mức thấp.

Số liệu công bố mới đây của Cục Thống kê cho thấy, trên địa bàn chỉ có có 66,7% số doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý I/2023 khả quan hơn và giữ ổn định so với quý IV/2022 và có 81% doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn và giữ ổn định trong quý II. Sự lạc quan này bắt nguồn từ việc Chính phủ đang triển khai nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp từ tín dụng đến chính sách thuế, phí…

Chỉ tính riêng lĩnh vực tín dụng, dòng vốn trong quý I đang được hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến cuối tháng 3/2023, dư nợ tín dụng tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 74.507 tỷ đồng, tăng 0,22% so với cuối năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay hộ kinh doanh, cá thể chiếm tỷ trọng 62% tổng dư nợ cho vay; dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 38% tổng dư nợ. Riêng, tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 14.243 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,3%, giảm 2,23%

Tổng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2023 giảm nhẹ so với cuối năm 2022, trong đó dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều giảm. Theo lý giải từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, đây là 2 loại hình doanh nghiệp có đặc điểm là hiệu quả đầu tư vốn cao, thích ứng nhanh nhạy với sự thay đổi của thị trường. Việc sụt giảm dư nợ tín dụng của 2 loại hình doanh nghiệp này cũng thể hiện sự khó khăn về điều kiện kinh doanh trong 3 tháng đầu năm 2023.

leftcenterrightdel
 Doanh nghiệp cần minh bạch trong dòng tiền khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Một doanh nghiêp chia sẻ, áp lực lãi suất quá cao là nguyên nhân doanh nghiệp không dám tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư mở rộng sản xuất. Thay vì tập trung vào nguồn vốn tín dụng, doanh nghiệp sẽ tập trung huy động các nguồn vốn huy động khác hoặc hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh mà tập trung nhiều hơn cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hơn 60 gói tín dụng ưu đãi được triển khai

Để giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp, trong tháng 3 và tháng 4, Ngân hàng Nhà nước đã đã thực hiện 2 phiên điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành nhằm giảm lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân. Điều này cũng đang giúp cho mặt bằng lãi suất cho vay có xu hướng giảm trong thời gian gần đây, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp hơn.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh cũng thông tin, Ngân hàng Nhà nước tỉnh thường xuyên chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng thực hiện tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời yêu cầu các chi nhánh tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm túc các quy định về tiền gửi tiết kiệm, niêm yết lãi suất... Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, trong giai đoạn 2021 - 2022, nhiều ngân hàng đã thực hiện đồng loạt giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu để hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn. Tổng số tiền lãi đã được miễn, giảm của các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn là 75,22 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 Các hoạt động ký kết tài trợ vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp được tổ chức

Bước sang năm 2023, hệ thống các các ngân hàng thương mại tiếp tục thống nhất đồng thuận áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm (bao gồm các khoản khuyến mại cộng lãi suất). Việc đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi sẽ giúp giảm chi phí, qua đó tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, nhất là lĩnh vực ưu tiên. Các chi nhánh ngân hàng thương mại đã triển khai hơn 60 gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, giảm từ 0,5 - 2%/năm so với mức lãi suất thông thường, hướng tới nhóm khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực ưu tiên, khách hàng doanh nghiệp, doanh nghiệp do nữ làm chủ, tín dụng thực hiện chương trình tín dụng xanh…

Tại cuộc họp kết nối ngân hàng và doanh nghiệp mới đây, một doanh nghiêp đề xuất bên cạnh việc đưa ra những tiêu chuẩn cao về tài sản bảo đảm, phương án kinh doanh, sổ sách tài chính thì ngân hàng nên mở rộng cho vay tín chấp thông qua phương án kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước nên có những chỉ đạo liên quan đến việc mở rộng cho vay tín chấp cho doanh nghiệp dựa vào dòng tiền ra, vào của doanh nghiệp, phương án sản xuất kinh doanh.

Và trên thực tế, hoạt động cho vay dựa trên uy tín của doanh nghiệp cũng đang được các ngân hàng triển khai như lời khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng không chỉ đánh giá thẩm định vốn dựa trên giá trị tài sản đảm bảo mà dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp đó. Quan trọng là doanh nghiệp khi tiếp xúc với ngân hàng cần minh bạch thông tin, ngoài quan tâm đến việc cấp tín dụng doanh nghiệp cũng cần quan tâm sử dụng các dịch vụ của ngân hàng để cùng chia sẻ với hoạt động của ngân hàng từ đó hỗ trợ nhau phát triển tốt nhất.

Bài, ảnh: Hoàng Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội

Tình trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN) chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hàng nghìn lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động (NLĐ).

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng

TIN MỚI

Return to top