ClockThứ Hai, 20/02/2023 07:34

Nhiều ngân hàng chốt lịch đại hội cổ đông, tiết lộ kế hoạch chia cổ tức cao

Một số ngân hàng đã rục rịch chốt lịch tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên ngay trong tháng 3 và 4 tới đây. Nhiều kế hoạch chia cổ tức cũng đang thu hút sự quan tâm của cổ đông.

Hiệu ứng từ chính sách miễn phí giao dịch ngân hàng điện tửNgân hàng Nhà nước không chỉ đạo “siết tín dụng bất động sản”Sau tết, lãi suất tiền gửi bắt đầu giảm

Nhiều ngân hàng chốt lịch đại hội cổ đông, tiết lộ kế hoạch chia cổ tức cao. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo các công bố tính đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã chứng khoán: NAB) sẽ là ngân hàng đầu tiên tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Thời gian tổ chức dự kiến vào 7h ngày 17/3/2023. Thời gian chốt danh sách cổ đông tham dự đại hội là 17h ngày 21/2/2023. Địa điểm tổ chức hiện chưa được ngân hàng này công bố.

Sang tới tháng 4/2023, dự kiến sẽ diễn ra đại hội cổ đông của một số ngân hàng như Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã chứng khoán: CTG), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB, mã chứng khoán: SHB), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán: EIB), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã chứng khoán: LPB),

Cụ thể, Hội đồng quản trị VietinBank vừa thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 dự kiến tổ chức vào ngày 21/4/2023 theo hình thức trực tiếp. Đây là ngân hàng đầu tiên trong nhóm các ngân hàng lớn "Big 4" công bố lịch đại hội năm nay.

Địa điểm tổ chức tại Hội trường lớn - Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực VietinBank, thôn An Trai, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Ngày đăng ký cuối cùng là 10/3/2023.

Thông báo của VietinBank cho biết nội dung dự kiến họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 bao gồm các báo cáo của Hội đồng quản trị, Ban Điều hành và Ban Kiểm soát về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022; định hướng và kế hoạch năm 2023.

Các tờ trình dự kiến thông qua tại đại hội gồm lựa chọn công ty kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ năm 2024; phương án phân phối lợi nhuận năm 2022;  sửa đổi, bổ sung các quy định quản trị của VietinBank (nếu có); công tác nhân sự VietinBank (nếu có)...

Còn tại SHB, đại hội cổ đông dự kiến diễn ra vào ngày 11/4/2023 tại Khách sạn Melia, số 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Ngày cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự là ngày 3/3/2023.

Tới ngày 14/4 dự kiến sẽ là Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của Eximbank tại Tp. Hồ Chí Minh. Ngày chốt danh sách cổ đông tham dự đại hội là 15/3/2023. Nội dung chi tiết tại đại hội chưa được công bố.

Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông bất thường lần 2 vào ngày 14/2/2023, Chủ tịch Hội đồng quản trị Lương Thị Cẩm Tú tiết lộ trong năm 2022, Eximbank giữ vị trí dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng, đạt hơn 3.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 3 lần năm trước, vượt hơn 280% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra. Tại đại hội đồng cổ đông thường niên tới đây, ngân hàng sẽ chốt kết quả kinh doanh và dự kiến tỷ lệ chia cổ tức cao, đáp lại sự kỳ vọng của cổ đông đã ủng hộ ngân hàng trong thời gian qua.

Cũng dự kiến tổ chức đại hội vào tháng 4/2023, nhưng LienVietPostBank lại chưa chốt ngày cụ thể mà chỉ công bố thông tin về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cho cổ đông đề cử ứng viên bầu thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028 và tham dự họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 là ngày 23/2/2023.

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay của ngân hàng dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội thay vì tại Tp. Hồ Chí Minh như những năm trước.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB, mã chứng khoán: VIB) cũng đã chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền tham dự họp vào ngày 10/2/2023, song chưa công bố cụ thể thời gian và địa điểm tổ chức đại hội. Thông thường, VIB luôn là ngân hàng tiến hành đại hội cổ đông sớm vào giữa tháng 3 hàng năm.

Trước đó, VIB vừa có nghị quyết phê duyệt việc thực hiện phương án tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2022 cho cổ đông hiện hữu với số tiền tạm ứng là hơn 2.107,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 10% vốn điều lệ.

Nguồn vốn sử dụng để chia cổ tức là lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 30/9/2022; trong đó lợi nhuận để lại từ các năm trước chưa sử dụng là 565 tỷ đồng và lợi nhuận thuần lũy kế ba quý đầu năm 2022 là hơn 1.542 tỷ đồng. Ngày VIB thực hiện chi trả tạm ứng cổ tức tiền mặt là 3/3/2023.

VIB từng cho biết nếu được đại hội cổ đông thông qua và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, ngân hàng này có thể chia cổ tức tiền mặt lên tới 35% vốn điều lệ, tức mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VIB có thể nhận được 3.500 đồng cổ tức. Thậm chí, theo đại diện VIB, con số 35% có thể cao hơn nếu các khoản thu bất thường kịp ghi nhận trong năm 2022.

Cũng liên quan đến vấn đề cổ tức mà cổ đông mong ngóng, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) mới đây tiết lộ Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đang có kế hoạch trả cổ tức với tỷ lệ tương tự năm 2021 là 25% nhưng tỷ lệ bằng tiền và bằng cổ phiếu chưa được xác định và phải chờ ý kiến của Ngân hàng Nhà nước.

Trước đó, kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022 đã được Đại hội đồng cổ đông ACB thông qua cũng có phương án chia cổ tức 10% bằng tiền mặt (thực hiện trong năm 2023 nếu được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận) bên cạnh 15% bằng cổ phiếu. Lần gần đây nhất ACB chi cổ tức bằng tiền mặt là vào năm 2015 với tỷ lệ 7%.

Còn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã chứng khoán: TPB), Hội đồng quản trị ngân hàng đã có Nghị quyết về việc phê duyệt kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2023. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cổ đông hiện hữu để chi trả cổ tức là 21/2/2023. Ngày thanh toán là 3/3.

Trước đó, ngân hàng đã công bố kết quả lấy kiến cổ đông bằng văn bản về phương án trên với tỷ lệ tán thành đạt 77,69%. Cụ thể, ngân hàng dự kiến sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện là 25%, tức một cổ phiếu nhận được 2.500 đồng.

Nguồn chi trả sẽ lấy từ lợi nhuận chưa phân phối còn đến năm 2021, sau khi trích lập các quỹ theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán. TPBank cho biết lũy kế đến hết năm 2022, lợi nhuận còn lại và các quỹ thặng dư đạt hơn 13.364 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận chưa phân phối còn đến năm 2021 sau khi trích lập các quỹ là hơn 5.486 tỷ đồng.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại Phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế sáng 8/10.

Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

TIN MỚI

Return to top