ClockThứ Tư, 23/11/2022 14:03

Thanh toán qua mã QR “lên ngôi”

Thanh toán không tiền mặt đang ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng bởi tính tiện lợi, chỉ cần mang theo thẻ tín dụng hoặc điện thoại. Đáng chú ý, việc thanh toán bằng mã QR hiện đang "lên ngôi" trong các hình thức thanh toán hiện đại.

Thanh toán số trên Hue-S: Giải pháp liền mạch và tối ưuTriển khai thanh toán không dùng tiền mặt với Hue-SThanh toán viện phí không dùng tiền mặt

Thanh toán bằng mã QR tại một cửa hàng cà phê. Ảnh: H.Y

Tăng cả số lượng và giá trị

Không chỉ giúp người dùng tiện lợi trong việc thanh toán đơn hàng, các giải pháp thanh toán qua ứng dụng bằng mã QR dành cho doanh nghiệp cũng được các đơn vị thanh toán nhanh chóng triển khai trên thị trường, góp phần tạo thêm những bước tiến mới trong công cuộc chuyển đổi số ngành bán lẻ.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong 6 tháng năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt bằng quét mã QR tăng 86%. Số liệu qua nền tảng thanh toán Payoo cũng tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng của hình thức này với mức tăng của quý 3/2022 là 62% về số lượng và 53% về giá trị so với quý 2/2022, bao gồm cả giao dịch qua cổng thanh toán Payoo và thanh toán tại quầy qua Payoo POS.

Trong đó, các nhóm có tỷ lệ tăng trưởng thanh toán bằng mã QR mạnh mẽ nhất là siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhóm thực phẩm - đồ uống (F&B) và nhóm công nghệ. Cụ thể, nhóm siêu thị tăng 68% về số lượng và 45% về giá trị so với quý trước. Riêng nhóm F&B tăng đến 79% về số lượng và 90% về giá trị. Với mảng công nghệ, thanh toán qua mã QR quý 3 bứt phá với giá trị giao dịch tăng gấp đôi ở nhóm các các phẩm điện thoại, laptop và tăng 50% với nhóm các sản phẩm liên quan điện máy.

Trong lĩnh vực thời trang, phụ kiện, hình thức thanh toán này cũng ghi nhận mức tăng trưởng trung bình gần 50% cả về số lượng lẫn giá trị. Để có sự tăng trưởng này, nhiều đối tác thuộc ngành thời trang đã tích cực tổ chức các chương trình khuyến mãi nhằm kích thích người dùng trải nghiệm quét mã QR. Điển hình như các chương trình khuyến mãi tại Uniqlo giảm đến 200.000 đồng cho đơn hàng từ 2 triệu được các Payoo và các ví điện tử MoMo, VNPay, ZaloPay, Moca, ShopeePay… cùng các ngân hàng phối hợp triển khai.

Đáng chú ý, thanh toán bằng mã QR có sự khác biệt về giá trị đơn hàng trung bình giữa các ngành hàng. Cụ thể, giá trị đơn hàng trung bình của ngành siêu thị là 600.000 - 1 triệu đồng; cửa hàng tiện lợi từ 100.000 - 200.000 đồng; ngành thời trang là 1,5 - 2 triệu đồng; trang sức, phụ kiện là 5 - 6 triệu đồng; điện thoại và điện máy có giá trị đơn hàng cao, từ 5 triệu hoặc có những đơn hàng lên tới hơn 20 triệu đồng. Đây là những giao dịch chủ yếu đến từ mã QR của ứng dụng mobile banking. Với các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ, chủ yếu đến từ QR ví điện tử.

QR code thúc đẩy chuyển đổi số

Ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng Giám đốc VietUnion chia sẻ: “Trong đường đua thanh toán điện tử, thanh toán qua ứng dụng mã QR code đang bứt tốc rất nhanh. Một trong những nguyên nhân giúp mã QR ngày càng phổ biến là vì chi phí đầu tư cho hình thức thanh toán này rất rẻ và triển khai nhanh chóng”.

Theo ông Ngô Trung Lĩnh, so với thanh toán bằng thẻ ngân hàng cần đầu tư thiết bị, cấu hình kỹ thuật và được các tổ chức tài chính kiểm định, thanh toán mã QR không cần máy móc chuyên biệt do giao tiếp thanh toán bằng hình ảnh. Theo đó, chỉ cần đầu quét của máy bán hàng, một chiếc điện thoại hay thậm chí một mã QR được đặt cố định tại quầy, người dùng có thể thanh toán xong một đơn hàng.

Vì đầu tư rẻ và triển khai nhanh, thanh toán qua mã QR đã nhanh chóng trở thành xu hướng và chiếm lĩnh vị trí nhất định trong các hình thức thanh toán không tiền mặc. Thực tế, hình thức thanh toán qua mã QR hiện đang rất thành công ở các nước Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc là nước đi đầu trong hình thức thanh toán này và dần thay thế hầu hết các phương thức truyền thống.

Nhận thấy tiềm năng tăng trưởng của thanh toán bằng mã QR trong xã hội, nhiều đơn vị Fintech, trung gian thanh toán cũng phát triển các giải pháp thanh toán mới trên công nghệ mã QR, giúp đơn giản hóa quy trình, tối ưu hóa vận hành và đặc biệt là giảm chi phí xử lý giao dịch – vốn là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp “đau đầu”.

Cụ thể, trong quý 3/2022, J&T Express đã hợp tác cùng Vietcombank triển khai thanh toán đơn hàng bằng hình thức quét mã QR, giúp người dùng dễ dàng giao dịch không tiền mặt. Đáng chú ý, đây là mã QR động, cho phép người tạo dễ dàng thay đổi nội dung thông tin chứa bên trong nhưng không thay đổi mã QR, giúp tinh giản quy trình, hạn chế sai sót, an toàn trong giao dịch, mang đến trải nghiệm đa tiện ích cho cả người bán - người giao hàng - người mua.

Hay mới đây, Dragon Capital cũng đã ký kết hợp tác chiến lược với Payoo để hỗ trợ các nhà đầu tư thanh toán tiền đầu tư chứng chỉ quỹ trên nền tảng số DragonX bằng mã QR. Theo đó, người dùng chỉ cần đặt lệnh trên DragonX rồi mở ứng dụng Mobile banking của ngân hàng mình đang sử dụng, tải lên ảnh chụp mã QR để thanh toán.

Các chuyên gia nhận định, tiềm năng phát triển thanh toán qua ứng dụng mã QR còn nhiều khi Việt Nam có 93,5 triệu thuê bao sử dụng smartphone, trong đó 73,5% là người trưởng thành. Thống kê của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây cũng cho biết, tính đến tháng 9, Việt Nam có hơn 81,8 triệu thuê bao internet di động. Đây là cơ sở để thanh toán mã QR có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

TIN MỚI

Return to top