ClockThứ Tư, 25/10/2023 06:19

Thanh toán học phí qua ứng dụng Hue-S ở trường huyện

TTH - Thị xã Hương Thủy và huyện Phong Điền là 2 địa phương hoàn tất kết nối kỹ thuật với 100% trường các cấp để thực hiện việc thu - nộp học phí qua Hue-S.

Sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên Hue-S: Nhiều lợi ích

 Hướng dẫn người dùng sử dụng các chức năng trên ứng dụng Hue-S

Dưới chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) địa phương cùng sự phối hợp chặt chẽ của các cơ sở giáo dục, toàn bộ 95 trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy và huyện Phong Điền đã hoàn tất đăng ký và thủ tục hồ sơ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thanh toán học phí và các khoản thu giáo dục trực tuyến trong năm học 2023-2024. Đây là bước đột phá của địa phương nhằm đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động thanh toán tại các trường học, tạo môi trường hình thành thế hệ công dân số cho tương lai.

Chị Phạm Thị Thủy, người dân xã Phong Bình (Phong Điền) chia sẻ, được hướng dẫn sử dụng ví điện tử trên Hue-S, giờ đây, phụ huynh dễ dàng nộp học phí cho con em của mình mà không cần mất thời gian đi lại, không lo trễ hạn, thanh toán mọi lúc mọi nơi một cách nhanh chóng, thuận tiện.

Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hương Thủy Nguyễn Quang Bình, thời gian qua, công tác chuyển đổi số được thị xã rất quan tâm nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. “Ngay khi có các văn bản của tỉnh, UBND thị xã đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung tâm IOC để triển khai đến các trường tính năng thu học phí và các khoản thu khác qua nền tảng Hue-S, đồng thời tăng cường truyền thông, giới thiệu về các tiện ích của việc thanh toán trực tuyến mang lại cho nhà trường, phụ huynh và học sinh. Đặc biệt, thông qua hệ thống quản lý thu sẽ giúp nhà trường thực hiện khai báo các khoản thu, dễ dàng theo dõi thống kê, đối soát các giao dịch một cách chính xác, nhanh chóng”, ông Bình nói.

Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Phong Điền Nguyễn Hồng Nhật chia sẻ, địa phương đặt nhiều kỳ vọng vào giải pháp mang tính đột phá này. “Tính năng thanh toán học phí và các khoản thu của cơ sở giáo dục thông qua ứng dụng Hue-S là một trong những giải pháp góp phần quan trọng trong công tác chuyển đổi số của ngành giáo dục tỉnh. Vừa tăng tính minh bạch trong thu ngân sách, nâng cấp và hoàn thiện toàn bộ các chức năng hỗ trợ giáo dục vốn có, giúp trường có thêm công cụ để theo dõi tiến độ đóng học phí của học sinh, cắt giảm thủ tục hành chính. Đồng thời, giúp phụ huynh, học sinh tiết kiệm thời gian, chủ động thanh toán học phí”, ông Nhật cho hay.

Lãnh đạo Trung tâm IOC thông tin, đến nay, với việc đạt chỉ tiêu hoàn thiện kết nối cho 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn, thị xã Hương Thủy và huyện Phong Điền là hai đơn vị tiên phong hoàn thành sớm nhất, tạo động lực cho các đơn vị khác cũng như toàn ngành GD&ĐT tại tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy trong thời gian tới.

Trước đó, Trung tâm IOC phối hợp cùng FPT Telecom triển khai tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, viên chức thuộc các cơ sở giáo dục và đào tạo về việc áp dụng hình thức thanh toán học phí và các khoản thu giáo dục qua ứng dụng địa phương Hue-S.

Qua đó, các đơn vị, địa phương cũng cam kết sẽ đẩy mạnh khuyến khích, hướng dẫn phụ huynh nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Hue-S. Với nhiều tiện ích, Hue-S hứa hẹn sẽ là giải pháp thanh toán phổ biến, góp phần phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, đã có gần 200 trường từ bậc mầm non đến trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên tại các địa phương, như thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông đã hoàn tất kết nối, chính thức cung cấp cho phụ huynh, học sinh thêm phương thức thanh toán học phí thông qua ứng dụng Hue-S.
Vi Quân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Tăng tỷ lệ chi trả các khoản an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Các ngân hàng áp dụng chính sách ưu đãi về chi phí dịch vụ thanh toán theo hình thức không dùng tiền mặt đối với các khách hàng thuộc nhóm đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội. Là ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đến các chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn và chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh nhằm đẩy mạnh chi trả an sinh xã hội theo hình thức không dùng tiền mặt trong dịp Tết Nguyên đán 2024.

Tăng tỷ lệ chi trả các khoản an sinh xã hội không dùng tiền mặt
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu nâng cao chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp đô thị, TP. Huế triển khai nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top