ClockThứ Hai, 24/04/2023 14:05

Thay đổi cách bảo vệ rừng

TTH - Bằng nhiều biện pháp, lực lượng kiểm lâm (KL) Hương Trà đã góp phần ngăn chặn, hạn chế việc vận chuyển lâm sản trái phép từ miền núi về đồng bằng của các đối tượng.

Bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng: Cần thêm nguồn lực - kỳ 2: Khi rừng được giao cho cộng đồngBảo vệ rừng dựa vào cộng đồng: Cần thêm nguồn lực - kỳ 1: Thách thứcBảo vệ rừng từ dịch vụ môi trường rừng

leftcenterrightdel
Tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR cho người dân 

Chặn đường vận chuyển gỗ lậu

 Hương Trà có địa bàn rộng, giáp ranh với nhiều huyện, thị trong tỉnh, thuận lợi là nơi trung gian, trung chuyển gỗ khai thác tự nhiên từ Nam Đông, A Lưới, Hương Thủy… về TP. Huế với rất nhiều tuyến đường đi của lâm sản. Trong đó, bằng đường sông qua khu vực 2 lòng hồ thủy điện (Bình Điền, Hương Điền) và tuyến đường bộ QL49, Tỉnh lộ 16.

 Tham gia nhiều đợt tuần tra, kiểm soát vận chuyển lâm sản trái phép bằng đường sông, ông Trần Văn Vinh, Hạt phó Hạt KL (HKL) Hương Trà cho biết: Các đối tượng vận chuyển gỗ lậu thường đi bằng đường sông vì thuận tiện hơn đường bộ, theo đó, việc quản lý, kiểm tra lâm sản qua tuyến này rất vất vả, khó kiểm soát.

“Muốn vào khu vực thủy điện, các đối tượng thường lợi dụng việc chăm sóc nương rẫy, mồ mả, đánh bắt cá, đi lấy lá nón hoặc lấy lý do lạc trâu, bò để vào tìm. Vì vậy, những hoạt động này mình không cấm được”, ông Vinh nói.

Hiện các đối tượng không còn “đi” khối lượng lớn mà chuyển sang vận chuyển nhỏ lẻ, nhưng hình thức tinh vi hơn. Thường về khuya gần sáng sẽ bơi dọc sông và kẹp 1, 2 thanh gỗ theo hoặc dùng dây kéo gỗ, lật xuy lên trên cho gỗ xuống dưới để nguỵ trang… Khi qua trạm trót lọt sẽ tập kết ở nhà dân, sau đó mới gom lại thành số lượng lớn.

Theo Hạt trưởng HKL Hương Trà Đinh Công Bình, để ngăn chặn ở khu vực đầu nguồn, Hạt làm rất chặt, bố trí lực lượng chốt chặn tại điểm nút thắt của thủy điện Bình Điền.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng có phương án huy động lực lượng liên ngành, trong đó, HKL Hương Trà đóng vai trò chủ lực với 6 thành viên tham gia. Chốt được đóng ở ngã 3 sông Hương thuộc địa bàn xã Bình Thành và trực chiến 100%, chia làm 2 khu vực: Phía trên thượng nguồn kiểm soát ghe, thuyền ra vào; phía dưới bến cho rải quân trực theo từng thời điểm. “Lực lượng KL dùng ghe tuần tra giữa sông, các bến, khu vực rừng dọc sông, phối hợp chủ rừng, chốt chặn các điểm để bắt các đối tượng vận chuyển gỗ lậu”, ông Bình nói.

Bảo vệ rừng từ mỗi người dân

Hiện tổng diện tích có rừng của Hương Trà gần 24.000ha (trong đó, rừng tự nhiên gần 8.500ha, còn lại là rừng trồng). Địa bàn rộng nhưng lực lượng bảo vệ rừng mỏng, KL địa bàn tương đối ít. “1 người phải chịu trách nhiệm 3.000- 5.000ha rừng nên anh em KL phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành nhiệm vụ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, hàng trăm hộ dân sinh sống trong lâm phận rừng, đời sống của nhiều người còn khó khăn, một số ý thức chưa cao và sống lệ thuộc vào tài nguyên rừng… Do đó, chúng tôi luôn xác định thường xuyên tuyên truyền để bà con thay đổi nhận thức cùng với lực lượng KL làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng”, Hạt trưởng HKL thị xã cho hay.

 Theo đó, HKL Hương Trà chủ động tăng cường lực lượng tuần tra, truy quét khép kín địa bàn, chú trọng vào các dịp lễ, tết, mùa nông nhàn, mùa có các loại lâm sản. Xác định vùng trọng điểm cháy và phương án QLBVR- PCCCR cụ thể cho từng khu vực. Cùng với việc thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng, các lực lượng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân. Trong những ngày thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, HKL thường xuyên thông báo cấp độ dự báo cháy rừng đến UBND các xã, phường, các chủ rừng… “Chúng tôi tuyên truyền PCCCR với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; tuyên truyền trực quan sinh động, thông tin gần gũi, dễ hiểu với cộng đồng, người dân”, ông Bình nói.

 Với phương châm “phòng hơn chống”, các KL viên thường trực 24/24 tại các chốt. Đối với đội ngũ tuần rừng, yêu cầu thực hiện tuần tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý sớm nguy cơ cháy rừng xảy ra. Chuẩn bị phương tiện, trang, thiết bị, dụng cụ chữa cháy rừng và xây dựng phương án chữa cháy rừng phù hợp với thực tế ở địa phương.

 Đồng thời, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rừng, như áp dụng hệ thống cảnh báo sớm cháy rừng (phần mềm cảm ứng nhiệt) trên smartphone của lãnh đạo Hạt. Khi có thông tin về điểm cháy, sẽ báo tọa độ về điện thoại, Hạt sẽ báo lực lượng KL địa bàn xác minh, kiểm tra, xử lý ngay khi mới phát sinh. Thường xuyên xem diễn biến tài nguyên rừng bằng ảnh viễn thám (phần mềm cảnh báo sớm mất rừng).

 rong năm 2022, thông qua công tác truy quét, chốt chặn, tuần tra, kiểm soát, Hạt KL Hương Trà đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý 26 vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp, tịch thu hơn 15,222m3 gỗ các loại, tổng số tiền phạt hơn 76 triệu đồng. Hạt KL thị xã cũng tổ chức 21 đợt truy quét tại rừng tự nhiên, lập biên bản xử lý 3 vụ có tang vật là lâm sản, tịch thu 0,830m3 gỗ các loại. So với năm 2021, số vụ vi phạm giảm 5 vụ, khối lượng gỗ rừng tự nhiên bắt giữ giảm 6,829m3.

 

Bài, ảnh: LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác

Với Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Quảng Điền, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được cụ thể hóa vào công việc thường nhật, phù hợp với nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao.

Thay đổi mạnh mẽ nhận thức, hành động từ học Bác
Return to top