ClockThứ Tư, 22/11/2023 11:20

Chuyển biến mới của sản phẩm OCOP

TTH - Chương trình phát triển sản phẩm OCOP đến nay đã có những bước đi đúng hướng, nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu mới.

Gắn du lịch nông nghiệp với sản phẩm OCOPTổ chức các phiên chợ vùng cao gắn với sản phẩm OCOPHơn 40 đơn vị tham gia không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP

Hoạt động quảng bá, kinh doanh sản phẩm OCOP tại công viên Thương Bạc 

Nhiều thuận lợi nhưng cũng lắm khó khăn

Thuận lợi lớn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nêu rõ, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh còn sự tham gia vào cuộc của các ban, ngành. Sở Công thương triển khai công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, điểm giới thiệu và bán sản phẩm, hỗ trợ sản phẩm thông qua các chương trình khuyến công. Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ chủ thể kinh tế trong ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, mã số, mã vạch, bảo hộ thương hiệu. Sở Y tế công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa…

Đa số các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng đều là các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu và đại diện cho văn hóa, tập quán, thế mạnh của mỗi vùng, mỗi địa phương trong tỉnh. Các sản phẩm được chủ thể chú trọng nâng cao chất lượng, phát triển đa dạng; hoàn thiện các thủ tục pháp lý như chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hồ sơ công bố chất lượng, phiếu phân tích chỉ tiêu chất lượng; xây dựng bảo hộ nhãn hiệu, hệ thống bao bì, tem nhãn, tờ rơi…

Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa, thu hút sự tham gia và phát huy vai trò của các chủ thể kinh tế trong việc nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm theo nhu cầu thị trường và tái cơ cấu tổ chức kinh tế theo hướng liên kết. Các sản phẩm có nhiều chuyển biến tích cực rõ nét về chất lượng và bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc. Một số sản phẩm có vùng nguyên liệu được hỗ trợ chứng nhận VietGAP, chứng nhận hữu cơ, các sản phẩm nước mắm, mắm đã thay đổi từ chai nhựa sang chai thủy tinh...

Qua công tác tuyên truyền, các hoạt động xúc tiến thương mại và kết nối thị trường tiêu thụ giúp các tổ chức, chủ thể có nhiều động lực phấn đấu tham gia hoàn thiện sản phẩm. Năm 2023 là năm đầu tiên tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp tỉnh để triển khai chương trình OCOP cho công tác quản lý, hướng dẫn, điều hành triển khai chương trình OCOP tại địa phương.

Tuy nhiên, quá trình triển khai chương trình OCOP cũng gặp một số khó khăn nhất định. Ông Lê Thành Nam, Phó Chánh văn phòng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh thông tin, năm 2022, Trung ương ban hành quyết định phê duyệt chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 muộn. Ngày 18/8/2022, UBND tỉnh mới ban hành kế hoạch triển khai chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, do đó các nội dung, nhiệm vụ triển khai thực hiện chậm.

Từ năm 2018 đến 2022, kinh phí xúc tiến thương mại hoàn toàn từ vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, công tác triển khai chu trình OCOP thường niên gián đoạn, địa phương, chủ thể OCOP bị động. Trong thời gian ngắn, chủ thể còn phải triển khai dự án sản xuất, kinh doanh, hoàn chỉnh hồ sơ đánh giá OCOP. Công tác đánh giá, phân hạng từ cấp huyện đến cấp tỉnh gấp rút, gây áp lực do nhiều hồ sơ dồn vào cuối năm.

Các chủ thể chưa chủ động đề xuất các ý tưởng sản phẩm, cũng như nâng cấp tiêu chuẩn hóa các sản phẩm, ngại thay đổi, chưa quen minh bạch quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc. Hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP còn hạn chế, chưa có trung tâm bán hàng OCOP cấp tỉnh và các địa phương, chưa gắn sản phẩm OCOP với các điểm du lịch. Các sản phẩm OCOP vẫn còn gặp khó khăn trong tìm kiếm, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Sản phẩm OCOP tham gia các chuỗi bán lẻ hiện đại, siêu thị còn ít.

Hoạt động quảng bá, kinh doanh sản phẩm OCOP tại công viên Thương Bạc 

Quan tâm xúc tiến thương mại

Đến nay, toàn tỉnh đã có 68 sản phẩm được đánh giá, công nhận và phê duyệt kết quả chấm điểm theo tiêu chí sản phẩm OCOP. Trong đó, 18 sản phẩm đạt 4 sao, 46 sản phẩm đạt 3 sao, 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao đề nghị Bộ NN&PTNT đánh giá, phân hạng. Năm 2023, đã có 5 địa phương tổ chức đánh giá theo bộ tiêu chí mới, gồm thành phố Huế 4 sản phẩm, Phú Lộc 2 sản phẩm, Nam Đông 1 sản phẩm, Quảng Điền 2 sản phẩm, Phong Điền 3 sản phẩm. Huyện Phong Điền đã hoàn thành đánh giá và đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện phê duyệt kết quả cho 3 sản phẩm: tinh dầu tràm Hoa Nén 4 sao, tinh bột nghệ Hằng Hương 3 sao và tinh dầu tràm Thanh Vui 3 sao.

Các chủ thể của các địa phương còn lại tham gia chương trình năm 2023 tiếp tục triển khai phương án sản xuất, kinh doanh, hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị hồ sơ tham gia đánh giá phân hạng OCOP. Trên địa bàn tỉnh có bốn sản phẩm tiềm năng 5 sao, gồm bún bò Huế - Gia vị hoàn chỉnh của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại YesHue; bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá – Hợp tác xã sản xuất dịch vụ mây tre đan Bao La; nước mắm Lú Huế - Hợp tác xã nước mắm truyền thống Phú Thuận; nước mắm Quảng Công – Hợp tác xã dịch vụ chế biến, thu mua, tiêu thụ mắm và nước mắm Tân Thành.

Huyện Phú Vang đã khai trương Trung tâm trưng bày và bán sản phẩm OCOP vào đầu năm 2023. Sở NN&PTNT phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - Bộ NN&PTNT tổ chức không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại Công viên Thương Bạc với hơn 20 chủ thể OCOP của tỉnh tham gia hoạt động. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần thúc đẩy kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP, tăng sự hiện diện của sản phẩm OCOP trên thị trường, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Sở NN&PTNT tổ chức gian hàng trưng bày nông sản của tỉnh tại hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; hội nghị xúc tiến đầu tư vùng tổ chức tại Bình Định đầu năm 2023. Gian hàng đã giới thiệu hơn 75 loại sản phẩm là nông sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh, trưng bày nổi bật và ấn tượng mang đặc trưng Huế, sản phẩm đa dạng.

Sở NN&PTNT tổ chức tham gia các hoạt động tại festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 tại Hà Nội, gồm trưng bày, trình diễn nghề dệt dèng của người Tà Ôi, huyện A Lưới tại không gian trưng bày, trình diễn nghề thủ công truyền thống; trưng bày, giới thiệu các nghề truyền thống tiêu biểu như tranh dân gian làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên, nón lá Huế, diều Huế, áo dài Huế, mây tre đan Bao La, đệm bàng Phò Trạch… Đồng thời, hỗ trợ làng nghề dệt dèng quảng bá, bán hàng trên sàn thương mại điện tử TikTok “Chợ phiên OCOP” vào ngày 11/11/2023 mới đây.

Bài, ảnh: Triều Nam
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó

TIN MỚI

Return to top