ClockThứ Hai, 04/03/2019 13:57

Đa dạng hóa sản phẩm từ rau má

TTH - Ngoài trà túi lọc rau má, gần đây Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Quảng Thọ 2 (Quảng Điền) có thêm trà sấy khô rau má và dự định sẽ đầu tư công nghệ sản xuất nước rau má đóng chai, cao rau má, trà rau má hòa tan...

Lồng ghép quảng bá tiêu thụ sản phẩm zèng vào du lịch homestay

 Sản phẩm trà rau má tại lễ hội Sóng nước Tam Giang năm 2018

Khi HTXNN Quảng Thọ 2 chưa sản xuất trà túi lọc và trà sấy khô rau má, hộ ông Trần Hùng ở xã Quảng Thọ chỉ trồng 1 sào rau má, chủ yếu bán tại địa phương và các chợ đầu mối như Bãi Dâu, Đông Ba. Lượng rau thu hoạch mỗi ngày tiêu thụ không hết, trong khi rau má để quá già sẽ rất đắng, ăn không ngon.

Từ khi HTXNN Quảng Thọ 2 đưa dây chuyền, công nghệ vào sản xuất trà rau má túi lọc, trà rau má sấy khô, đầu ra rộng mở hơn, hộ ông Hùng mở rộng diện tích trồng 3 sào. “HTXNN Quảng Thọ 2 chính là “bà đỡ” cho các hộ trồng rau má tại địa phương. Trước đây sản phẩm tiêu thụ bấp bênh, giá cả không ổn định, nay có bao nhiêu tiêu thụ hết, giá cả ổn định”, ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, rau má dễ trồng, dễ chăm sóc, chi phí đầu tư thấp do thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ trồng một lần nhưng khai thác, thu hoạch quanh năm. Rau má là loại cây trồng hầu như ít xảy ra sâu bệnh gây hại nên hiệu quả mang lại khá cao, năng suất bình quân đạt 50 tấn/ha/năm, cho thu nhập khoảng 250 triệu đồng, cao gấp 5 lần trồng lúa.

Giám đốc HTXNN Quảng Thọ 2, ông Nguyễn Lương Trí cho biết, trước khi đưa công nghệ chế biến trà rau má vào hoạt động, HTX tổ chức, vận động nông dân mở rộng diện tích sản xuất, gắn với các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Từ khoảng 5 ha cách đây 5 năm, đến nay tổng diện tích rau má toàn xã được nhân rộng 44 ha.

Trước đây chưa áp dụng các biện pháp VSATTP, quá trình sản xuất, bà con lạm dụng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và bón phân hóa học. Vài năm nay, tập quán sản xuất cũ dần được xóa bỏ, sản xuất theo hướng VietGAP, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, được Sở Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận VSATTP.

Được sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công khoảng 100 triệu đồng, HTXNN Quảng Thọ 2 đầu tư thêm 235 triệu đồng, mở rộng dây chuyền, công nghệ sản xuất trà rau má. Ngoài trà rau má túi lọc, mới đây, HTX còn sản xuất thành công trà rau má sấy khô với công suất từ 7-10 tấn sản phẩm/tháng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay tương đối rộng, không chỉ trong tỉnh mà còn các tỉnh, thành trong cả nước.

Tận dụng và phát huy tiềm năng cũng như đa dạng hóa sản phẩm cung ứng nhu cầu thị trường, sắp đến HTXNN Quảng Thọ 2 sẽ đầu tư dây chuyền, công nghệ chế biến sản phẩm từ rau má. Trong đó, sản xuất nước rau má đóng chai, trà rau má hòa tan, cao rau má, thực phẩm chức năng rau má… được HTX lựa chọn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không chỉ trong nước mà HTX còn hướng đến mở rộng xuất khẩu thông qua hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn…

HTXNN Quảng Thọ 2 có trên 600 hộ thành viên, với nguồn vốn điều lệ gần 1 tỷ đồng. Ngoài thu mua, chế biến sản phẩm trà từ rau má, HTX còn đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ đầu vào và nâng cao chất lượng dịch vụ đầu ra, như thu mua, tiêu thụ thóc hàng hóa trên địa bàn xã… Năm 2018, tổng doanh thu đạt gần 4,3 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa
Sản phẩm và dịch vụ OCOP từ dược liệu

Thực hiện Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến năm 2030, Thừa Thiên Huế tập trung tận dụng tiềm năng tài nguyên bản địa kết hợp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để hình thành các sản phẩm dược liệu chủ lực, có sức cạnh tranh cao.

Sản phẩm và dịch vụ OCOP từ dược liệu
“Cần phát triển các sản phẩm OCOP theo chiều sâu”

Đó là chia sẻ của Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hồ Đăng Khoa trong cuộc trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế Cuối tuần liên quan đến các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ, nâng cao chất lượng cho các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.

“Cần phát triển các sản phẩm OCOP theo chiều sâu”
Cơ hội quảng bá sản phẩm truyền thống Huế

Đầu tháng 8/2024, UBND TP. Huế tổ chức không gian sáng tạo, trải nghiệm sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), đặc sản, ẩm thực truyền thống Huế tại khu vực Phố đêm Hoàng thành, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan, mua sắm.

Cơ hội quảng bá sản phẩm truyền thống Huế

TIN MỚI

Return to top