ClockThứ Sáu, 29/12/2023 11:53

Loạt ngân hàng sẽ thay đổi cách tính phí SMS Banking từ năm 2024

Biểu phí dịch vụ SMS Banking tại nhiều ngân hàng sẽ có thay đổi kể từ ngày 1/1/2024 tới đây.

Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tăng gần 4 lầnXây dựng chính sách ưu đãi tăng năng suất lao động cho doanh nghiệpTiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi, phát triển KT-XHCông điện của Thủ tướng về các giải pháp quản lý thị trường vàng

Khách hàng sử dụng dịch vụ của VCB Digibank trên điện thoại thông minh. Ảnh: Trần Việt/TTXVN 

Theo đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa thông báo tới khách hàng về việc điều chỉnh biểu phí dịch vụ thông báo biến động số dư qua tin nhắn SMS từ ngày 1/1/2024.

Theo đó, phí duy trì dịch vụ SMS chủ động sẽ tính theo số lượng tin nhắn phát sinh trong tháng thay vì mức phí cố định 10.000 đồng/tháng/số điện thoại như hiện tại. Đây là dịch vụ nhận thông báo thay đổi số dư tài khoản, giao dịch chi tiêu thẻ quốc tế, lịch trả gốc vay, lãi vay… qua tin nhắn SMS.

Từ 1/1/2024, Vietcombank sẽ áp dụng mức phí 10.000 đồng/tháng/số điện thoại nếu số lượng tin nhắn dưới 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại. Trên 20 tin nhắn/tháng/số điện thoại, Vietcombank thu phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh trong tháng với mức phí 700 đồng/tin nhắn. Các mức phí này chưa bao gồm VAT.

Một điểm mới đáng lưu ý đối với khách hàng của Vietcombank là ngân hàng sẽ chính thức dừng gửi tin nhắn biến động số dư với các giao dịch có giá trị dưới 50.000 đồng.

Trong thông báo gửi đến khách hàng, Vietcombank cho biết nếu đang sử dụng SMS chủ động và không có nhu cầu duy trì dịch vụ, khách hàng có thể soạn tin nhắn theo cú pháp VCB CD HUY gửi 6167 và tải ứng dụng VCB Digibank để chuyển sang nhận thông báo biến động số dư qua ứng dụng miễn phí. 

Đáng chú ý, Vietcombank cho hay trong thời gian từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 31/3/2024, Vietcombank miễn phí 1 tháng dịch vụ nhận tin nhắn SMS chủ động đối với các khách hàng không có nhu cầu tiếp tục duy trì và thực hiện hủy dịch vụ.

Mỗi khách hàng được miễn phí 1 lần duy nhất vào tháng hủy dịch vụ (trường hợp khách hàng đăng ký sử dụng lại dịch vụ SMS chủ động tại bất cứ thời điểm nào, Vietcombank sẽ thực hiện thu phí theo biểu phí có hiệu lực tại thời điểm khách hàng đăng ký lại thành công). 

Không riêng Vietcombank, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) kể từ 1/1/2024 cũng thay đổi cơ chế tính phí và mức thu phí SMS Banking với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, mức phí thấp nhất là 15.000 đồng/tháng (đã bao gồm VAT) đối với số lượng SMS từ 20 tin trở xuống. Số lượng SMS trên 20 tin sẽ là 15.000 đồng cộng thêm 700 đồng/tin nhắn, tính từ tin nhắn thứ 21 trở đi, tính trên tháng/thuê bao/khách hàng. Thông báo biến động số dư chỉ gửi SMS cho các giao dịch từ 50.000 đồng trở lên. 

Tuy nhiên, để không tốn phí và an toàn hơn, ACB khuyến khích khách hàng sử dụng tính năng nhận thông báo qua ứng dụng ngân hàng số ACB ONE.

Tương tự, từ 1/1/2024, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) cũng sẽ điều chỉnh mức thu phí dịch vụ SMS Banking đối với khách hàng cá nhân lên mức 16.500 đồng/khách hàng/tháng (đã bao gồm thuế VAT). Đồng thời, ngừng gửi tin nhắn thông báo biến động số dư với các giao dịch nhỏ hơn 20.000 đồng.

Trước đó, nhiều ngân hàng đã thay đổi cách tính phí dịch vụ thông báo số dư qua SMS theo bậc thang hoặc theo số lượng SMS sử dụng thực tế, đồng thời thay đổi thời điểm thu phí SMS Banking.

Đơn cử tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), chu kỳ tính phí dịch vụ được tính từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của tháng và thời điểm thu phí sẽ đổi từ thu phí đầu kỳ sang thu phí cuối kỳ. Nếu số lượng SMS biến động số dư là 14 SMS hoặc nhỏ hơn, VietinBank sẽ áp dụng mức phí cố định hiện hành là 11.000 đồng (đã gồm VAT). Nếu số lượng SMS biến động số dư từ 15 tin trở lên, phí SMS Banking tính trên mỗi tin nhắn là 880 đồng/tin nhắn (đã gồm VAT).

Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), khách hàng có phát sinh dưới 30 tin nhắn SMS sẽ áp dụng mức phí là 15.000 đồng/tháng/số điện thoại. Nếu trên 30 tin nhắn, Sacombank thu theo số lượng tin nhắn với số tiền 500 đồng/tin nhắn và mức phí thu tối đa là 500.000 đồng/tháng/số điện thoại (chưa bao gồm VAT).

Còn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), mức phí cũng được tính theo số lượng tin nhắn nhận hàng tháng thay vì cố định 12.000 đồng/số tài khoản/thuê bao như trước.

Cụ thể, mức phí dành cho số lượng tin nhắn từ 0 - 15 tin nhắn/tài khoản/1 số điện thoại là 10.000 đồng/tháng; từ 15 - 30 tin nhắn là 20.000 đồng/tháng; từ 31-50 tin nhắn là 30.000 đồng/tháng; từ 51 - 100 tin nhắn là 50.000 đồng tháng và từ 101 tin nhắn trở lên là 70.000 đồng/tháng. Biểu phí này chưa bao gồm VAT. Ngoài ra, các giao dịch có giá trị dưới 100.000 đồng (mức giao dịch tối thiểu) sẽ không nhận thông báo biến động số dư về điện thoại mà nhận trực tiếp qua app.

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trước đây, các ngân hàng thường thông qua tin nhắn dịch vụ ngân hàng để thông báo biến động số dư cho khách hàng. Cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng đang cao hơn gấp 3 lần so với phí tin nhắn bình thường. Sau nhiều lần kiến nghị nhà mạng viễn thông giảm cước phí không được, nhiều ngân hàng đã chuyển sang thông báo số dư qua app ngân hàng. 

Bên cạnh đó, động thái tăng SMS Banking cũng nhằm khuyến khích khách hàng chuyển qua nhận thông báo miễn phí trên ứng dụng ngân hàng. Ngoài việc miễn phí dịch vụ, ưu điểm của việc nhận thông báo trên ứng dụng được các ngân hàng giới thiệu là an toàn, hạn chế tình trạng giả mạo lừa đảo tin nhắn ngân hàng (SMS Brand name).

TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại Phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế sáng 8/10.

Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

TIN MỚI

mất thẻ ngân hàng phải làm gì
Return to top