ClockChủ Nhật, 05/12/2021 10:12

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thịt lớn nhất của Việt Nam

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang 14 thị trường; trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc.

Cần bền vững hơn là chạm đỉnhDự báo giá lợn hơi sẽ tiếp tục tăngTết Tân Sửu, giá thịt lợn sẽ không tăng đột biếnNguồn cung dồi dào, giá lợn hơi giảm

Dây chuyền chế biến thịt lợn tại Công ty Cổ phần Công nghệ thực phẩm Vinh Anh, huyện Thường Tín (Hà Nội). Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Thống kê cho thấy, trong tháng 10, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 2,02 nghìn tấn với trị giá 7,52 triệu USD, tăng 61,2% về lượng và tăng 5,2% về trị giá so với tháng 9/2021. Như vậy, 10 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2,99 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 5,14 triệu USD.

Đặc biệt, trong tháng 10, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh…

Trong số đó, thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất với 1,23 nghìn tấn, trị giá 2,25 triệu USD, tăng 266,7% về lượng và tăng 243,1% về trị giá so với tháng 9/2021.

Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Thái Lan và Hong Kong (Trung Quốc); trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 63,1% tổng lượng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh của cả nước trong tháng 10/2021.

Đứng thứ hai là thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh với 472 tấn, trị giá 3,42 triệu USD, giảm 29,2% về lượng và giảm 31,2% về trị giá so với tháng 9/2021; giá xuất khẩu bình quân đạt 7.252 USD/tấn, giảm 2,8% so với tháng 9/2021.

Ngoài ra, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Hong Kong (Trung Quốc) và Lào; trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hong Kong chiếm 89,2% tổng lượng thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh xuất khẩu của cả nước trong tháng 10/2021.

10 tháng, nhập khẩu thịt tăng gấp 20 lần xuất khẩu

10 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 15,31 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 60,12 triệu USD. Do đó, nếu tính về trị giá, nhập khẩu thịt gấp khoảng 20 lần so với xuất khẩu thịt. Ngoài ra, nếu tính theo lượng thì lượng thịt nhập khẩu cao gấp khoảng 40 lần lượng thịt xuất khẩu.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, tính đến hết tháng 10, Việt Nam đã nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 618,8 nghìn tấn, trị giá 1,19 tỷ USD, tăng 2% về lượng và tăng 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Đáng lưu ý, Hoa Kỳ, Brazil, Nga, Ấn Độ và Đức là 5 thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm thịt lớn nhất cho Việt Nam.

Riêng về thịt lợn, trong 10 tháng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 135,45 nghìn tấn, trị giá 312,84 triệu USD, tăng 27,7% về lượng và tăng 22,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh chủ yếu được nhập khẩu từ Nga chiếm 39,9%, tiếp sau đó là Brazil chiếm 15,7%; Đức chiếm 12,4%; Canada chiếm 10,6%; Ba Lan chiếm 4,6%...

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

TIN MỚI

Return to top