ClockThứ Hai, 20/12/2021 14:39

Xây dựng sản phẩm OCOP

TTH - Ngoài hai bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá và trà rau má được tỉnh công nhận đạt chuẩn bốn sao, trên địa bàn huyện Quảng Điền còn có nhiều sản phẩm tiềm năng, thế mạnh xây dựng sản phẩm OCOP nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Xây dựng sản phẩm OCOP nước mắm Phú DiênXây dựng chuỗi cửa hàng cho sản phẩm OCOP

Trồng rau má an toàn tại xã Quảng Thọ

Giám đốc HTXNN Quảng Thọ 2, ông Nguyễn Lương Trí khẳng định, thành công của trà rau má được công nhận sản phẩm OCOP là cả một quá trình nỗ lực trong việc đầu tư nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Từ vài chục ha rau má sản xuất theo phương thức truyền thống được HTX chuyển đổi sang trồng theo mô hình an toàn, vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm rau an toàn của người dân được HTX bao tiêu toàn bộ, phục vụ chế biến trà rau má, rau má sấy khô, túi lọc, bột matcha. Được công nhận sản phẩm OCOP thật sự là động lực thúc đẩy phát triển sản phẩm trà rau má cũng như diện tích rau má trên địa bàn xã Quảng Thọ. Các sản phẩm rau má thật sự có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, kể cả trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Sản phẩm mây tre đan Bao La cũng đã khẳng định thương hiệu, có mặt tại nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Ông Võ Văn Dinh, Giám đốc HTX mây tre đan Bao La cho rằng, xây dựng thương hiệu, được công nhận sản phẩm OCOP là lợi thế lớn trong sản xuất, kinh doanh. Trong khi dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt hàng thì sản phẩm mây tre đan Bao La vẫn tiêu thụ ổn định; từ đó tạo việc làm ổn định cho gần 100 lao động tại địa phương, góp phần giảm nghèo bền vững, tăng thu nhập.

Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền - Phan Văn Lự thông tin, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, việc xây dựng thương hiệu, hướng đến công nhận sản phẩm OCOP cho các sản phẩm làng nghề, nghề truyền thống được huyện quan tâm nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường và tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Quảng Điền có nhiều tiềm năng, nhiều sản phẩm đang được huyện khai thác, xây dựng thương hiệu và phấn đấu được công nhận sản phẩm OCOP.

Qua khảo sát, rà soát, trên địa bàn huyện Quảng Điền có 10 sản phẩm thế mạnh để xây dựng và đạt chuẩn OCOP, như rau má tươi, rau an toàn, khoai lang tím, bún tươi, bún khô, nước mắm, tôm chua, trà rau má, mây tre đan, du lịch cộng đồng. Trong đó có hai sản phẩm là bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá và trà rau má được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn bốn sao; hai sản phẩm rau sạch Quảng Thành và bún bánh Ô Sa, xã Quảng Vinh đang trình UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn ba sao.

Ngành nông nghiệp cùng với các địa phương đang tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm rau an toàn, bún tươi, khoai lang tím... theo chuỗi giá trị. Trong đó hướng đến sản xuất hữu cơ, an toàn thực phẩm, kết hợp xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu và kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm ổn định. Ngoài ra, hai sản phẩm nước mắm, mắm làng nghề Tân Thành, xã Quảng Công và sản phẩm mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú thuộc dự án khung chỉ đạo điểm của Bộ NN&PTNT hiện đang hoàn thiện hồ sơ công nhận đạt tiêu chuẩn năm sao.

Bài, ảnh: Đình Lân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Làm mới sản phẩm nông nghiệp

Từ nguồn tài nguyên bản địa, nhiều doanh nhân trẻ đã tạo ra những sản phẩm mới, góp phần hình thành nền nông nghiệp bền vững dựa trên công nghệ và kiến thức.

Làm mới sản phẩm nông nghiệp
Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa
“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

TIN MỚI

Return to top