ClockThứ Hai, 26/11/2018 14:12

Cho người dân vay vốn tận nơi

TTH - Lần đầu tiên, Ngân hàng Nông nghiệp &phát triển nông thôn (Agribank) đưa điểm giao dịch lưu động (ĐGDLĐ) bằng xe ô tô đến xã Phong Mỹ (Phong Điền), đáp ứng nhu cầu của khách hàng khu vực vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Cần chính sách cho quỹ tín dụng bảo lãnh khoản vay làm nông nghiệp?

Đáp ứng nhu cầu người dân 6 xã

Ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, việc khai trương ĐGDLĐ tại xã Phong Mỹ sẽ phục vụ nhu cầu giao dịch người dân 6 xã: Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong Chương, Phong Bình, Phong Hòa. Đây là những địa phương có nhu cầu vay vốn lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Khách hàng giao dịch tại ĐGDLĐ xã Phong Mỹ

Theo Agribank huyện Phong Điền, hiện tại đơn vị đã có nguồn vốn huy động đạt 760 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 680 tỷ với hơn 6.800 khách hàng vay vốn. Thông qua các chương trình ưu đãi phát triển nông thôn, nông dân, chương trình chăn nuôi bò, phát triển trang trại, cao su tiểu điền… đơn vị đã kịp thời đưa đồng vốn tới bà con nông dân đúng lúc, đúng địa chỉ.

Riêng dư nợ tín dụng của Agribank tại xã Phong Mỹ là 49 tỷ đồng với 630 hộ (chiếm trên 50% tổng số hộ dân trên địa bàn xã). Đến nay, Agribank đã thành lập được 12 tổ vay vốn thông qua các kênh Hội Nông dân (HND), Hội Phụ nữ (HPN) với 323 khách hàng và dư nợ khoảng 18 tỷ đồng. Hoạt động cho vay của đơn vị luôn được sự phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương và tổ chức hội để đầu tư đúng đối tượng, phát huy hiệu quả tối đa đồng vốn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Cung cấp cơ bản các dịch vụ ngân hàng

Ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Agribank Thừa Thiên Huế thông tin, ĐGDLĐ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ hiện đại, thực hiện các giao dịch liên quan;  tiếp nhận và hướng dẫn hồ sơ cho vay vốn; thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi; mở tài khoản thanh toán và đăng ký sử dụng các dịch vụ trên tài khoản thanh toán bằng VNĐ; phát hành thẻ ghi nợ nội địa, ghi nợ quốc tế, tư vấn dịch vụ thẻ và giải quyết khiếu nại của khách hàng…

“ĐGDLĐ sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng khu vực vùng nông thôn, nhất là vùng sâu vùng xa, giảm thiếu tối đa thời gian, chi phí đi lại và đảm bảo an toàn cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng”, ông Bình khẳng định.

Ông Lê Viết Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN)- Chi nhánh tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực của Agribank Thừa Thiên Huế khi mở ĐGDLĐ bằng xe chuyên dùng đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những chính sách của NHNN thực hiện theo Đề án nâng cao khả năng tiếp cận tài chính toàn diện đối với người dân theo QĐ 1726 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đề án của UBND tỉnh, phấn đấu đến năm 2020 phải có tỷ lệ 15% các chi nhánh, phòng giao dịch trên mỗi địa bàn để người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng. ĐGDLĐ cũng là “cánh tay” nối dài cho Agribank Thừa Thiên Huế với đầy đủ chức năng nhiệm vụ sẽ đóng góp vào sự phát triển của mỗi địa phương.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân

Sau hơn 6 năm triển khai Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL - có hiệu lực từ 1/1/2018), hoạt động TGPL đã kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật. Qua đó, quyền công dân, quyền con người được bảo đảm, đặc biệt là quyền tiếp cận công lý, công bằng trong xét xử, tranh tụng.

Kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
Lan tỏa nghĩa cử đẹp, đẩy mạnh vận động hiến mô tạng

Ngày 10/5, Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) phối hợp Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức hội thảo “Phát triển mạng lưới tư vấn viên vận động hiến tặng mô, tạng tại khu vực miền Trung”. Tham dự có đại diện lãnh đạo Bộ Y tế và 12 bệnh viện khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Lan tỏa nghĩa cử đẹp, đẩy mạnh vận động hiến mô tạng
Lãi suất huy động tăng, người dân lo ngại áp lực lãi suất

Lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng đang có xu hướng điều chỉnh tăng, dù con số điều chỉnh vẫn ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo ngại nếu lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh sẽ gây áp lực lên nền kinh tế khi hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp mới chỉ có dấu hiệu phục hồi.

Lãi suất huy động tăng, người dân lo ngại áp lực lãi suất
Return to top