ClockThứ Hai, 06/02/2017 14:10

Thêm gần 300 triệu USD vốn FDI rót vào bất động sản Việt Nam

Tháng đầu năm nay, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thêm gần 300 triệu USD vào thị trường bất động sản Việt Nam.

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1/2017, trong tổng số vốn FDI đăng ký của các dự án cấp mới và vốn bổ sung đạt 1.423 triệu USD, thì vốn vào lĩnh vực bất động sản đạt 297,4 triệu USD. 

Số vốn này chiếm 20,9% tổng vốn FDI vào Việt Nam tháng đầu năm nay. Mặc dù trong tháng 1 ngành kinh doanh bất động sản không có dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư.

Vốn FDI vào bất động sản "chất" hơn

Theo nhiều dự báo, lĩnh vực kinh doanh bất động sản ở Việt Nam vẫn tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vì nhiều tiềm năng sinh lời. Theo GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp FDI Việt Nam, nhìn lại năm 2016 thì thấy vốn FDI vào bất động sản Việt Nam đạt khoảng 1,3 tỷ USD, giảm 44% so với cùng kỳ 2015. Vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản chiếm 10% tổng vốn FDI đăng ký trong năm 2016, giảm nhẹ so với cùng kỳ 2015 (11,5%).

Thị trường BĐS Việt Nam tiếp tục hấp dẫn dòng vốn FDI

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá là đang tăng trưởng trở lại, nhưng vốn FDI vào suy giảm, theo GS. Nguyễn Mại, đây là tín hiệu không lạc quan lắm về lượng. Tuy nhiên, xét về chất của dòng vốn FDI thì nhìn chung các dự án có chất lượng hơn và tỷ lệ vốn FDI thực hiện cao hơn. Đó là xu hướng tích cực trong thu hút FDI nói chung và FDI vào bất động sản.

Bởi vì, những năm từ 2007 đến 2010 tuy có nhiều dự án bất động sản hàng tỷ USD, nhưng tỷ lệ vốn thực hiện khá thấp, khoảng 25%, một số dự án không được triển khai đã bị thu hồi Giấy đăng ký đầu tư. Từ 2011 đến nay khoảng lệch giữa vốn đăng ký với vốn thực hiện đã thu hẹp nhiều do phần lớn dự án FDI đã rút ngắn thời gian triển khai xây dựng; có dự án vốn đầu tư 3 tỷ USD chỉ mất khoảng một năm kể từ khi có Giấy đăng ký đầu tư đã hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành.

Thực tế đã có một số dự án FDI lớn tại Tp.HCM như Creed Group đầu tư vào City Gate 500 triệu USD River City với Phát Đạt và An Gia Investment, Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad hợp tác với Nam Long. Gần đây Toshin Development đã đề xuất đầu tư dự án Trung tâm thương mại ngầm Bến Thành. JICA cho biết Nhật Bản giúp Việt Nam đầu tư dự án chống ngập ở TPHCM trị giá 211 triệu USD, bắt đầu thực hiện vào năm 2017, nhà đầu tư sẽ được nhận khu đất trị giá ngang với tổng mức đầu tư của dự án để phát triển chung cư 20 tầng.

Maeda với Thiên Đắc phát triển dự án căn hộ cao cấp Waterina (Quận 2), Global Group bắt tay với Công ty CP Nhà Mơ đầu tư dự án ở Quận 8; Pressance Corporation ký hợp tác với Tiến Phát để cùng mua lại một dự án và triển khai xây dựng 500 căn hộ, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt, theo GS. Nguyễn Mại, những nhà đầu tư ngoại cũng khá nhanh nhạy với thị trường. Họ không chỉ tham gia vào phân khúc cao cấp và hạng sang như trước đây, mà còn đẩy mạnh hợp tác phát triển dòng sản phẩm trung bình khá và nhà ở xã hội  nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của đại bộ phận người dân Việt Nam theo tiêu chuẩn nhà ở của Nhật, Hàn Quốc, Singapore.

Thị trường bất động sản cũng đang đón nhận tin vui khi các nhà đầu tư, công ty quản lý địa ốc chuyên nghiệp từ Nhật Bản sau nhiều năm nghiên cứu đã bắt đầu "đổ bộ" vào Việt Nam. Ngày 5/9/2016, Công ty Cổ phần Nhà Mơ đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện với Tập đoàn The Global Group, nhà đầu tư, phát triển và quản lý BĐS hàng đầu Nhật Bản. Một thương vụ khác cũng vừa diễn ra giữa Công ty Cổ phần Nhà Hòa Bình với hai tập đoàn của Nhật Bản là Okamura Home và Sanyo Homes.

Đáng chú ý là nếu như trước đây Nhật Bản  đầu tư vào bất động sản chủ yếu dưới dạng đầu tư tài chính, thì hiện nay một số tập đoàn bất động sản hàng đầu của Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào dự án sẽ có tác động nâng cao chất lượng của thị trường Việt Nam, nhất là ở những đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng.

Vì sao thị trường BĐS Việt Nam vẫn hấp dẫn vốn FDI?

Vì sao thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài nhất là từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore?  

Ngoài những nguyên nhân về môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt, tạo nên lợi thế so sánh hơn các nước trong khu vực, thì theo GS. Nguyễn Mại, có hai nhân tố gắn với thị trường bất động sản: Một là dự báo tầng lớp trung lưu của Việt Nam tăng nhanh trong những năm sắp đến, mà theo Ngân hàng HSBC nhận định thì có tốc độ nhanh nhất Đông Nam Á, từ 12 triệu vào năm 2012 tăng lên 33 triệu người vào năm 2020.

Hai là, việc Chính phủ Việt Nam cho người nước ngoài sở hữu nhà đang tạo nên sự khác biệt trên thị trường nhất là phân khúc cao cấp, vì khi họ đầu tư thì được hưởng tỷ suất sinh lợi 7 - 8% tại thị trường Việt Nam, trong khi ở nước họ chỉ 1-2%. Điều này sẽ thu hút một lượng lớn vốn FDI vào thị trường BĐS Việt Nam, đặc biệt là những dự án có vị trí, thiết kế đẹp, pháp lý minh bạch, môi trường sống tốt.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

TIN MỚI

Return to top