ClockThứ Tư, 05/08/2020 09:50

Thu ngân sách tiếp tục sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Theo Bộ Tài chính, thu ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm 2020 đạt 779.800 tỷ đồng, bằng 51,6% dự toán, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Vốn ngân sách thực hiện 7 tháng tăng cao nhất trong 5 nămChỉ thị về xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán NSNN năm 2021Hụt thuHướng đến mục tiêu trở thành vùng kinh tế trọng điểmThu ngân sách và bài toán chống thất thu thuế

Bộ Tài chính cho biết, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 7 ước đạt 107.900 tỷ đồng. Luỹ kế thu 7 tháng đạt 779.800 tỷ đồng, bằng 51,6% dự toán, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2019 (ngân sách trung ương ước đạt 48,3% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 55,8%). Nếu tính cả số thuế và tiền thuê đất được gia hạn thời gian nộp theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ (47.600 tỷ đồng), thì thu NSNN 7 tháng ước đạt 54,7% dự toán, giảm 7,8% so với cùng kỳ.

Về tổng thể, kết quả thu nội địa 7 tháng đạt thấp nhất so với cùng kỳ một số năm gần đây (7 tháng năm 2019 thu đạt 62% dự toán, tăng 13,2% so cùng kỳ; năm 2018 đạt 8,4% dự toán, tăng 11,7%%; năm 2017 đạt 54,9 % dự toán, tăng 11,7%...).

Thu ngân sách nhà nước tiếp tục giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: KT)

Diễn biến thu các tháng cũng giảm dần (tháng 1 thu đạt 12,5% dự toán; tháng 2 đạt 6,4% dự toán; tháng 3 đạt 7,6% dự toán; tháng 4 đạt 6,9% dự toán; tháng 5 đạt 4,8% dự toán; tháng 6 đạt 6% dự toán và tháng 7 đạt 7,1% dự toán). Mức sụt giảm thu diễn ra ở hầu hết các địa phương và tập trung ở các khoản thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ...

Đến hết tháng 7, có 6/12 khoản thu đảm bảo tiến độ dự toán và cao hơn mức bình quân chung (đạt trên 58%), chủ yếu 1à các khoản thu nhỏ và thu tiền sử dụng đất (đạt 80,9% dự toán); 6 khoản thu còn lại, bao gồm cả các khoản thu quan trọng từ 3 khu vực kinh tế, không đảm bảo tiến độ dự toán và giảm mạnh so cùng kỳ năm 2019, như: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước (đạt 44,8% dự toán, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước); thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đạt 48,5% dự toán, giảm 12,6%); thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (đạt 42,9% dự toán, giảm 20,5%); các loại phí, lệ phí (đạt 44,4% dự toán, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2019)...

Ước tính cả nước có 28/63 địa phương thu nội địa đạt trên 58% dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất có 16/63 địa phương thu nội địa đạt trên 58% dự toán); 15/63 địa phương thu cao hơn so cùng kỳ, 48 địa phương thu thấp hơn so cùng kỳ.

Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt 23.000 tỷ đồng, bằng 65,4% dự toán, giảm 32,6% so với cùng kỳ năm 2019. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 106.470 tỷ đồng, bằng 51,2% dự toán, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triệu trái tim cùng hướng về vùng ảnh hưởng bão lũ miền Bắc

Bão số 3 (Yagi) là siêu bão lịch sử có sức càn quét kinh hoàng khi đổ bộ vào Việt Nam. Mặc dù đã có sự chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó nhưng siêu bão này vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề. Với tinh thần "lá lành đùm lá rách", nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương trong cả nước chung tay góp sức giúp nhân dân các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả, ổn định đời sống.

Triệu trái tim cùng hướng về vùng ảnh hưởng bão lũ miền Bắc

TIN MỚI

Return to top