ClockThứ Năm, 11/11/2021 23:03

Thừa Thiên Huế phấn đấu cân bằng ngân sách vào năm 2025

TTH.VN - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch về phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025.

Phát triển nhanh, bền vững theo hướng tăng trưởng xanh và chuyển đổi sốThừa Thiên Huế cần biến đặc điểm, lợi thế thành động lực cho phát triển nhanh và bền vữngCần hơn 12 nghìn tỷ USD để “xanh hóa” các nền kinh tế châu ÁMột vùng hợp tác kinh tế biển bền vữngSáng - xanh - sạch - đẹp để nâng cao chất lượng cuộc sống

Tỉnh phấn đấu lấp đầy các khu công nghiệp nhằm huy động nguồn lực tiến tới tự cân bằng ngân sách vào năm 2025

Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế xác định quan điểm, phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ thông tin và truyền thông là đột phá, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao là nền tảng.

Khai thác, phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, của vùng, nhất là sự kết hợp hài hòa giữa di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc, phong phú với cảnh quan tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, vị trí cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây và con người Huế.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá; giữa bảo tồn, gìn giữ truyền thống và phát huy các giá trị di sản, trong đó bảo tồn là cốt lõi; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó phát triển thành phố trực thuộc Trung ương phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản.

Kế hoạch đề ra các chỉ tiêu chủ yếu, đó là tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân/năm từ 7,5-8,5%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 3.500-4.000 USD; cơ cấu kinh tế đến năm 2025: Dịch vụ chiếm 53-54%, công nghiệp và xây dựng 31-32%, nông nghiệp 7-9% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6-7%; vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 12%/năm; thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân 12-13%/năm; phấn đấu cân bằng ngân sách vào năm 2025...

6 chương trình trọng điểm, gồm: Chương trình phát triển đô thị (bao gồm Chương trình di dời dân cư giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế); Chương trình phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp; Chương trình phát triển văn hóa, du lịch - dịch vụ; Chương trình cải cách hành chính hoàn thiện chính quyền điện tử, triển khai chuyển đổi số và dịch vụ đô thị thông minh; Chương trình phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để thực hiện đạt các chỉ tiêu nêu trên, tỉnh tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp là tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm sức khoẻ, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết, bảo đảm an sinh xã hội, vừa phục hồi phát triển kinh tế-xã hội. Tiếp tục hoàn hoàn thiện thể chế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; xây dựng và triển khai cơ chế chính sách phát triển ngành lĩnh vực đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia đưa Việt Nam trở thành quốc gia số.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top