ClockChủ Nhật, 19/12/2021 05:51

Thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

TTH - Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, song với sự nỗ lực và đẩy nhanh tiến độ, đa số các đề án khuyến công (KC) đều hoàn thành, công tác xúc tiến thương mại (XTTM) triển khai đúng kế hoạch góp phần khuyến khích các cơ sở đầu tư máy móc thiết bị và mở rộng thị trường.

Vốn khuyến công về đích trước hạnTập trung hỗ trợ các sản phẩm làng nghề và OCOPChuyên gia khuyến nghị chính sách tăng tốc kinh tế

Siêu thị Go! hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khoai lang mật cho người dân các tỉnh ảnh hưởng dịch COVID-19

Năm 2021, nguồn kinh phí KC địa phương được bố trí hơn 1,5 tỷ đồng, đến nay có 16 đề án, kế hoạch được phê duyệt, trong đó có 12 đề án, kế hoạch triển khai với kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch năm; có 4 đề án cơ sở xin dừng thực hiện do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong đó, đã hỗ trợ 8 đề án ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với kinh phí hỗ trợ hơn 700 triệu đồng; hỗ trợ 1 đề án tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) cấp huyện với kinh phí 400 triệu đồng; 1 kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT cấp tỉnh với kinh phí 120 triệu đồng…

Các đề án KC triển khai trong năm 2021 đã kịp thời động viên, khuyến khích các doanh nghiệp (DN) cơ sở CNNT trong đầu tư phát triển sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh; đồng thời, đã hỗ trợ cho hoạt động KC ngày càng đi vào chiều sâu. Thông qua các đề án KC, các địa phương đã tích cực phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hướng dẫn thực hiện, nghiệm thu thanh quyết toán góp phần giúp các cơ sở CNNT đầu tư mở rộng phát triển sản xuất. Từ nguồn hỗ trợ của vốn KC, các cơ sở CNNT trên địa bàn mạnh dạn huy động vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và cải tiến mẫu mã, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của các địa phương và giải quyết việc làm trong khu vực nông thôn.

Cùng với việc đầu tư máy móc thiết bị từ nguồn vốn KC, Sở Công thương đã đẩy mạnh công tác XTTM góp phần giúp các DN, cơ sở phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong năm, nhiều chương trình XTTM được tổ chức, như “Tuần hàng sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản Huế” nhằm hỗ trợ các DN, cơ sở sản xuất đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hóa với sự tham gia của 16 DN, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản, OCOP, thủ công mỹ nghệ... và thu hút trên 3.000 lượt tham quan, mua sắm của du khách và người dân.

Theo lãnh đạo Sở Công thương, trong thời điểm bùng phát dịch COVID-19 tại các tỉnh phía bắc, phía nam và thực hiện phong toả, cách ly phòng, chống dịch tại các địa phương trên địa bàn tỉnh, Sở đã có văn bản đề nghị các hội, hiệp hội ngành nghề, các DN, nhà phân phối trên địa bàn tỉnh tăng cường xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản của một số tỉnh, thành trong nước và người dân trong tỉnh. Qua triển khai phối hợp, hỗ trợ tiêu thụ nông sản của các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Lào Cai, Bình Thuận..., các DN, nhà phân phối của tỉnh tích cực hỗ trợ, như Siêu thị GO!, Co.opMart Huế, Viettel Thừa Thiên Huế, Bưu điện tỉnh đã liên kết tiêu thụ gần 50 tấn vải thiều Bắc Giang.

Đối với sản phẩm địa phương, Sở Công thương đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, các siêu thị, đại lý phân phối, Ban Quản lý chợ Đông Ba, chợ Phú Hậu hỗ trợ kết nối tiêu thụ cho các sản phẩm như: dưa lưới, cá mú, cá bớp của người dân huyện Phú Lộc; chuối già lùn của huyện A Lưới, cam của huyện Nam Đông... góp phần giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện duy trì và tái sản xuất cho nông dân trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.

Bài, ảnh: Minh Thư

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi

TIN MỚI

Return to top