ClockThứ Sáu, 18/02/2022 13:15

Tìm hướng phát triển kinh tế gia đình

TTH - Vừa vươn khơi đánh bắt, vừa kinh doanh cung cấp ngư lưới cụ, ngư dân Nguyễn Thanh Phát ở thôn 4, Chi hội trưởng Chi hội nghề cá đánh bắt xa bờ (ĐBXB) xã Vinh Thanh (Phú Vang) là một trong những điển hình nỗ lực phát triển kinh tế.

Tạo sinh kế cho những chu kỳ sauPhát triển kinh tế bằng mô hình nuôi cá chìnhTự tin cải thiện kinh tế gia đìnhVươn lên, hướng đến làm giàu

Ông Nguyễn Thanh Phát trực tiếp vá lưới, chuẩn bị chuyến đánh bắt mới

Đó là nhận xét của ông Phan Đức Anh, Chủ tịch UBND xã Vinh Thanh, khi bày tỏ sự trân trọng đối với những điển hình vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực phát triển kinh tế trên địa bàn.

Khi chúng tôi đến, con tàu công suất lớn của ông Nguyễn Thanh Phát với 15 bạn thuyền đang ngoài khơi xa thực hiện chuyến ĐBXB. Trên gương mặt sạm nắng gió của lão ngư là nụ cười mộc mạc, hồ hởi. Ông Phát nói rằng, bây giờ lực đã mạnh, những bạn thuyền của ông đều dày dạn kinh nghiệm, nên đôi khi ông có thể vắng mặt trong một số chuyến biển để giải quyết những công việc trên bờ. Công việc cứ “cuốn” theo ngày tháng, vất vả nhiều lắm, nhưng là một ngư dân yêu biển yêu nghề, khao khát cùng các bạn thuyền vươn tới một cuộc sống ngày càng ổn định, khấm khá, ông Phát luôn sắp xếp công việc một cách khoa học, để đạt hiệu quả cao nhất.

Trong vai trò Chi hội trưởng Chi hội nghề cá ĐBXB, ông Phát là người đi đầu trong việc mạnh dạn đầu tư chuyển đổi từ nghề lưới rê truyền thống đánh cá tầng nổi ít hiệu quả sang những nghề rê mới đánh các loại thủy sản tầng giữa, tầng đáy có giá trị kinh tế cao; các chuyến đánh bắt sản lượng lớn. Vừa vận động, vừa chứng minh bằng “người thật việc thật”, ông Phát đóng góp không nhỏ trong vận động thành công ngư dân ĐBXB trên địa bàn thay đổi nhận thức, đầu tư, cải tiến ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề để khai thác biển đạt hiệu quả hơn.

Do các nghề mới, đánh bắt thủy sản nhiều tầng dẫn đến việc ngư lưới cụ hư hỏng, rách rất nhiều sau mỗi chuyến khai thác. Do vậy, ngoài việc vá lưới, ngư dân còn phải thường xuyên đầu tư mới bổ sung đảm bảo cho chuyến đi tiếp theo. Trước nhu cầu thực tế, gia đình ông Nguyễn Thanh Phát mở cửa hiệu cung cấp ngư lưới cụ (lưới và các trang thiết bị như chì, phao, dây thừng để kết cấu thành một giàn lưới) cho ngư dân.

Ông Phát cho hay, để bổ sung ngư lưới cụ cho một chuyến đánh bắt mới, mỗi tàu phải đầu tư tầm 30 triệu đồng. Là 1 trong 5 cơ sở cung ứng ngư lưới cụ trên địa bàn xã, cửa hàng của gia đình ông Phát lớn nhất với đầy đủ, phong phú các loại, do đó thu hút lượng lớn khách hàng. Doanh thu từ việc kinh doanh ngư lưới cụ theo ông Phát là tầm gần 400 triệu đồng mỗi chuyến tàu ĐBXB bắt đầu chuyến khai thác mới.

“Mọi năm, ngư dân ĐBXB xã Vinh Thanh liên tục bám biển. Với 27 tàu ĐBXB, hầu hết các tàu “đều rí” 24 chuyến mỗi năm. Năm vừa qua, ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, số lượng giảm còn 15- 16 chuyến. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt cao, giá trị thủy sản cao nên thu nhập của ngư dân vẫn ổn định, đảm bảo. Riêng gia đình tôi, ngoài thu nhập từ đánh bắt, còn có thu nhập từ kinh doanh ngư lưới cụ, nên kinh tế khá vững vàng” - ông Phát bày tỏ niềm vui.

Đối với ngư dân Nguyễn Thanh Phát - Chi hội trưởng Chi hội nghề cá ĐBXB, niềm vui được nhân lên khi mỗi chuyến tàu của các anh em “đồng nghiệp” trên địa bàn chuyến cập bến nào cũng nặng cá, tôm. Con trai của vợ chồng ông Phát cũng “gắn” với con cá, con tôm, chọn cách phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu bằng công việc thu mua, kinh doanh hải sản. Bằng niềm phấn khởi, ông Phát “khoe” rằng, con trai ông đã sắm được mấy chiếc xe đông lạnh để vận chuyển, đưa hải sản tươi ngon ra các tỉnh khác.

Bài, ảnh: Duy Trí  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top