ClockThứ Tư, 05/11/2014 14:34

Trợ lực cho thanh niên phát triển kinh tế

TTH - Được Huyện đoàn tạo điều kiện vay vốn và tập huấn khoa học kỹ thuật, nhiều thanh niên Phú Lộc đã mạnh dạn phát triển các mô hình kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Tín hiệu vui

Học xong lớp 12, không thi đậu đại học, Nguyễn Tý xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc quyết định vào Nam làm thuê. Hơn 1 năm làm công nhân xa nhà, số tiền anh kiếm được không đủ lo cho bản thân. Năm 2010, anh quyết định về quê làm ăn, đúng lúc đó, tổ tiết kiệm cho thanh niên vay vốn của Xã đoàn thành lập, Tý đã làm hồ sơ dự án vay vốn phát triển kinh tế. Được tổ tiết kiệm của Đoàn cho vay 20 triệu đồng, Tý vay mượn thêm đầu tư xây dựng mô hình đóng bờ lô, bán vật liệu xây dựng. Áp lực vay vốn càng tạo động lực cho chàng thanh niên trẻ hăng say hơn trong lao động, “chỉ khi khách đặt hàng nhiều, mình mới nhờ người làm thêm, còn không mình đều tự làm lấy, chuyện thức thâu đêm để đúc bờ lô với mình là chuyện thường”, Tý chia sẻ. Nhờ mô hình đúc bờ lô của mình, gia đình anh Tý đã có của ăn của để, nhiều tiện nghi hiện đại trong gia đình được sắm sửa. “Sau khi hoàn trả vốn đợt này, nếu được tạo điều kiện mình sẽ vay thêm để mua xe tải chuyên chở vật liệu, mở rộng kinh doanh”, Tý cho biết.
Cũng được Xã đoàn tạo điều kiện vay vốn, thanh niên Trần Đức Dũng thôn Hiền An 1 (Vinh Hiền) đã đầu tư nuôi cá lồng, lợi nhuận thu được anh đầu tư mua 20 máy vi tính kinh doanh thêm dịch vụ internet, mỗi năm thu nhập hàng chục triệu đồng. “Nhờ đồng vốn của Đoàn thanh niên cuộc sống của gia đình mình được sung túc hơn nhiều”, Dũng chia sẻ. Anh Hồ Sửu, Tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn Xã đoàn Vinh Hiền cho biết, tổ hiện đang quản lý là 400 triệu đồng cho 24 hộ thanh niên vay vốn, hầu hết các thanh niên đều sử dụng tốt nguồn vốn, nhiều thanh niên đã vươn lên thành hộ khá, giàu.   
Không chỉ đoàn viên thanh niên xã Vinh Hiền, các tổ tiết kiệm vốn vay do thanh niên ủy thác của Huyện đoàn Phú Lộc đều phát huy hiệu quả, tạo cơ hội vươn lên thoát nghèo cho nhiều thanh niên trên địa bàn huyện. Ba năm lại đây, mô hình ươm cây giống của vợ chồng trẻ Nguyễn Thương, thôn Nam Phước được người dân xã Lộc Thủy đánh giá là một điển hình trong phát triển kinh tế. Được tạo điều kiện về vốn vay, anh Thương tận dụng 3 sào đất của mình ươm giống keo, tràm các loại. Luôn chăm chỉ, lại biết áp dụng các khoa học kỹ thuật trong ươm cây, mỗi năm anh Thương xuất ra thị trường 50 vạn cây giống, lãi ròng trên 150 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên 3 lao động địa phương. Hiện nay, với 11 tổ tiết kiệm vay vốn do thanh niên quản lý với tổng số vốn ủy thác trên 8 tỷ đồng, Huyện đoàn Phú Lộc đã tạo điều kiện cho trên 400 thanh niên có vốn để phát tiển kinh tế.
 
Nỗ lực để tăng nguốn vốn
Tạo xúc tác cho thanh niên phát triển kinh tế, thời gian qua Huyện đoàn Phú Lộc đã chủ động khai thác hiệu quả các dự án vay vốn giúp thanh niên có điều kiện đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Anh Nguyễn Phước Toàn, Bí thư Huyện đoàn Phú Lộc cho biết: So với hội viên phụ nữ và hội viên nông dân, việc ủy thác cho thanh niên vay vốn có độ rủi ro cao hơn. Vì vậy, để kiểm soát nguồn vốn vay có hiệu quả, bên cạnh khảo sát tính khả thi của từng mô hình kinh tế, các thành viên tổ quản lý vốn còn thường xuyên kiểm tra theo dõi quá trình hình thành và phát triển của từng mô hình. Huyện đoàn cũng phối hợp với Ban quản lý dự án phát triển nông thôn tổ chức các lớp tập huấn về khởi sự doanh nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp đoàn viên, thanh niên nâng cao năng lực, kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh; thành lập các nhóm, câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế phù hợp với thế mạnh kinh tế của địa phương, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm qua các đợt sinh hoạt.
 Tuy nhiên, anh Toàn cũng thẳng thắn đánh giá: Số vốn ủy thác thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội do thanh niên quản lý tuy tăng lên hàng năm, song so với nhu cầu vay vốn của thanh niên thì đây là con số rất khiêm tốn. Vì vậy, các mô hình kinh tế thanh niên của huyện còn ở tầm vi mô, chưa có sự đột phá.
 “Thời gian tới, bên cạnh quản lý tốt các tổ tiết kiệm vay vốn hiện có, chúng tôi phối hợp với Ngân hàng Chính sách huyện thành lập thêm các tổ tiết kiệm mới, đồng thời tranh thủ các dự án hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế của Tỉnh đoàn, tạo điều kiện cho thanh niên trong huyện có cơ hội vay vốn lãi suất ưu đãi làm kinh tế. Chúng tôi cũng sẽ thành lập thêm các hợp tác xã thanh niên làm kinh tế để tập hợp sức mạnh, liên kết các mô hình thanh niên làm kinh tế với nhau”, anh Toàn nhấn mạnh.
Kiều Lâm
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển

Ngày 2/5, Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức công bố quyết định kiểm toán Dự án (DA) thành phần 2: Cầu Nhật Lệ 3 (DA đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình) và đường 2 đầu cầu (DA Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An).

Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển
Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm

Trên những cánh đồng lộng gió mùa hè, một số nơi nông dân tranh thủ gặt lúa, gom lúa, trực canh lúa. Không khí mùa màng khi đêm về náo nức, rộn ràng không kém ban ngày.

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm
“Nuôi lớn” nhãn hiệu tập thể

Toàn tỉnh hiện có 72 văn bằng chứng nhận sử dụng nhãn hiệu tập thể (NHTT) được cấp cho các tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là con số không nhỏ, khẳng định sự phong phú, chất lượng cũng như tiềm lực phát triển các thương hiệu sản phẩm của Thừa Thiên Huế trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm sau khi có bằng chứng nhận để phát triển tài sản trí tuệ mang tính tập thể này.

“Nuôi lớn” nhãn hiệu tập thể

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top