ClockChủ Nhật, 15/10/2023 10:56

Ứng dụng công nghệ thông minh trong phân loại rác tại nguồn​

TTH.VN - Sáng 15/10, Dự án (DA) “Huế- Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” phối hợp với Doanh nghiệp xã hội MGREEN, Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) tổ chức lễ triển khai ứng dụng công nghệ trong phân loại rác (PLR) tại nguồn và thu gom rác tái chế thông qua ứng dụng mGreen trên điện thoại di động tại TP. Huế.

Tăng ý thức, sạch môi trườngDuy trì và “nâng tầm” phong trào Ngày Chủ nhật xanhPhân loại rác tại nguồn: Chưa thể thành thói quen

Đại diện doanh nghiệp triển khai ứng dụng mGreen 

Đây là một sáng kiến đạt giải thưởng tại Cuộc thi sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa Huế 2023 do DA tổ chức, mà mGreen là ứng dụng kết nối trực tiếp giữa người bán và người thu mua rác tái chế. Người sử dụng ứng dụng sau khi PLR tái chế có thể lựa chọn đặt lịch thu gom tại nhà hoặc mang đến các điểm đổi rác lấy quà trên điện thoại, hoặc mang tới các điểm lưu chứa rác sau phân loại trên địa bàn TP. Huế. Người sử dụng có thể lựa chọn được nhận tiền hoặc tích điểm theo khối lượng rác tái chế hoặc theo lần PLR. Điểm thưởng tích lũy của người dùng có thể được sử dụng để mua sắm, thanh toán dịch vụ hoặc đổi nhu yếu phẩm, quà tặng tại các sự kiện mGreen Day và trực tiếp trên app mGreen. mGreen cũng là thẻ tích điểm liên kết trên điện thoại: Người dân được tích điểm và tiêu điểm liên kết khi ăn uống mua sắm tiêu dùng ở nhiều cửa hàng với nhiều thương hiệu của các lĩnh vực ăn uống, mua sắm, giải trí, dịch vụ gia đình…

Dịp này, DA phối hợp với các đối tác tổ chức một số hoạt động nhằm xây dựng thói quen ứng dụng công nghệ trong PLR cho người dân TP. Huế bắt đầu từ ngày 15/10 đến 31/12/2023, như triển khai 5 buổi đổi rác lấy quà trên điện thoại- mGreen Day vào  sáng chủ nhật hàng tuần tại Trung tâm thông tin môi trường HEPCO (15/10 và 11/9); tại Trung tâm thương mại GO! (22/10); tại Siêu thị Co.op mart Huế (29/10); tại Bia Quốc học Huế (26/11). Đồng thời, triển khai hoạt động thu gom rác tái chế tại nhà qua ứng dụng di động vào các ngày Chủ Nhật hàng tuần (từ 9h-12h và từ 14h-17h) tại tất cả 36 phường, xã thuộc TP. Huế.

Sau khi người dân đặt lịch hẹn mua trên ứng dụng, nhân viên sẽ tới tận nhà theo lịch đã đặt để thực hiện việc thu gom, mua bán rác tái chế. Ngoài ra, DA triển khai tích điểm tại 156 điểm thùng lưu chứa rác sau phân loại của TP. Huế. Sau khi quét mã QR trên thùng lưu chứa, người sử dụng sẽ nhận được trung bình 3.000 điểm cho mỗi lượt PLR Chương trình chỉ áp dụng cho 100 lượt PLR đầu tiên tại mỗi điểm thùng lưu chứa và mỗi người sử dụng chỉ được quét mã 1 lần/ngày.

Tình nguyện viên hướng dẫn ứng dụng mGreen trên điện thoại di động  

Quản lý DA “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam”- Hoàng Ngọc Tường Vân cho biết, từ tháng 9/2022, WWF-Việt Nam đã hỗ trợ và phối hợp với TP. Huế triển khai Chương trình phân loại chất thải rắn trên địa bàn. Việc áp dụng công nghệ trong PLR tại nguồn là bước tiến tiếp nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả thói quen PLR tại các hộ gia đình, cũng như tăng cường thu gom rác tái chế; góp phần xây dựng Huế ngày càng sạch, đẹp, xứng tầm là thành phố xanh quốc gia.

Bà Trần Thị Thoa, Giám đốc Điều hành Doanh nghiệp xã hội MGREEN chia sẻ: “Ứng dụng di động mGreen đã kết nối với các Tổ hợp tác ve chai tại TP. Huế giúp tạo nên mạng lưới người thu gom rác tái chế đáp ứng nhu cầu thu gom, trao đổi rác tái chế sau khi người dân PLR tại nguồn. Đặc biệt, mGreen đã liên kết với trên 100 cửa hàng, siêu thị tại TP. Huế để người dân gia tăng giá trị tích luỹ điểm bên cạnh tích điểm từ PLR, góp phần đa dạng hơn các lựa chọn đổi điểm, đổi quà cho chủ nguồn thải…

Tin, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Robot thông minh của ngành điện

Nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) của ngành điện, mới đây kỹ sư Hoàng Ngọc Hoài Quang cùng 4 cộng sự ở Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) đã nghiên cứu chế tạo ra robot tự hành điều khiển từ xa, phục vụ công tác giám sát vận hành trạm biến áp 110kV không người trực (KNT). Đây là đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2024 và đoạt giải Ba.

Robot thông minh của ngành điện
Rà soát và phân loại hộ nghèo

Để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giảm số hộ nghèo trong năm 2024, từ ngày 15/9 đến ngày 10/11/2024, UBND phường Thuận An (TP. Huế) tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm xác định, lập danh sách về hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều để có giải pháp giảm nghèo trong năm 2025.

Rà soát và phân loại hộ nghèo

TIN MỚI

Return to top