ClockThứ Sáu, 03/07/2020 06:45

Ứng phó nắng nóng cho thủy sản

TTH - Nắng nóng kéo dài, mực nước trên các sông xuống thấp, kèm theo mưa dông vào chiều tối, môi trường thay đổi đột ngột... khiến các loại thủy sản nuôi có nguy cơ chết cao.

Cơ cấu thời vụ nuôi thủy sảnNắng nóng, xuất hiện tình trạng thủy sản nuôi bị chết

Người dân Hương Phong (TX. Hương Trà) chăm sóc thủy sản nuôi mùa nắng nóng

Chủ động ứng phó   

Mấy ngày nay, ông Hoàng Thanh ở thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ (Quảng Điền) bắt đầu lo lắng khi nắng nóng tiếp tục kéo dài, mực nước trên sông Bồ xuống thấp, kèm theo mưa dông vào chiều tối dễ dẫn đến thiếu ô xy, môi trường thay đổi đột ngột, cá có nguy cơ chết cao.

Trọng lượng cá hiện nay đều từ 3-5kg, mật độ khá dày, đòi hỏi hàm lượng ô xy đảm bảo cho sự sinh trưởng. Sau sáu tháng nuôi, chi phí khá lớn, cá đạt kích cỡ thương phẩm, nếu bị chết sẽ thiệt hại nặng.

Kinh nghiệm từ nhiều năm nuôi cá lồng, cộng với sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, thủy sản, thời điểm này, ông Thanh cũng như các hộ nuôi cá lồng trên sông Bồ và các sông tổ chức các biện pháp chống nóng. Các lồng bè ở những khu vực sông cạn được người dân di chuyển ra các vùng nước sâu hơn và đưa đến những nơi râm mát. Các hộ nuôi chủ động sử dụng máy sục khí, tạo ô xy; thủy sản được bổ sung thêm các loại thức ăn dinh dưỡng, vitamin nhằm đảm bảo sức khỏe, đề kháng tốt…, hạn chế nguy cơ dịch bệnh, chết hàng loạt.

Ông Võ Văn Chương ở xã Quảng Công (Quảng Điền) thừa nhận, nắng nóng đang là vấn đề nan giải đối với các hộ nuôi thủy sản trên vùng đầm phá. Trong các đối tượng nuôi xen ghép, lo ngại nhất là tôm và cá. Theo kinh nghiệm của ông Chương, thời điểm này thường xuyên kiểm tra bờ, cống ao, tránh rò rỉ mất nước trong ao nuôi. Với những ao nước thấp, không có điều kiện bơm kích nước có thể thả các loài cây thủy sinh làm chỗ trú nóng cho thủy sản.

Trong điều kiện nắng nóng gay gắt, kéo dài, ông Chương cũng như các hộ nuôi điều phối lượng thức ăn phù hợp, tránh dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài pha trộn vitamin C vào thức ăn nhằm tăng cường đề kháng và khả năng chống chịu stress (sốc) cho tôm, cá, các hộ nuôi giảm lượng thức ăn khi nhiệt độ nước cao; thậm chí ngừng cho thủy sản ăn khi nhiệt độ môi trường trên 400C. Suốt mùa nắng nóng, người dân sử dụng các loại máy quạt nước, máy phun mưa... cả ban ngày lẫn ban đêm để đảo nước tạo ô xy, tránh hiện tượng thủy sản bị ngạt khí…

Tranh thủ thu hoạch

Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ, ông Hoàng Công Phong cho rằng, nắng nóng, thời tiết đang diễn biến phức tạp có thể gây hậu quả khó lường. Thời điểm này, phần lớn các loại cá nuôi đều đạt kích cỡ thương phẩm nên chính quyền địa phương vận động người dân thu hoạch tỉa để bán, vừa tránh rủi ro, vừa hạn chế mật độ, tránh bị ngạt do thiếu ô xy.

Ông Lê Duận, Chủ tịch UBND xã Quảng Công thông tin, nắng nóng gay gắt, kéo dài trong thời gian qua khiến các đối tượng nuôi xen ghép trên đầm phá, đặc biệt tôm xảy ra hiện tượng chết lai rai và đang có nguy cơ chết hàng loạt nếu thời tiết nắng nóng, mưa dông tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngoài các biện pháp kỹ thuật chống nóng, chính quyền địa phương yêu cầu người dân tiến hành thu hoạch tỉa đối với thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm, tránh nguy cơ rủi ro gây thiệt hại nặng.

TS. Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh thông tin, các đối tượng nuôi xen ghép trên vùng đầm phá hiện nay đạt kích cỡ thương phẩm, có thể thu hoạch. Đặc biệt cá kình có tỷ lệ sống tương đối cao, sinh trưởng tốt nên bà con cần thu tỉa, không duy trì ở mật độ quá dày dễ xảy ra tình trạng thiếu ô xy, chết gây thiệt hại. Giá các loại thủy sản thời điểm này tương đối ổn định so với cùng kỳ năm trước nên người dân cần tranh thủ thu hoạch bán; đồng thời chú ý các biện pháp kỹ thuật khi thả bổ sung và nuôi vụ mới.

Do nắng nóng gay gắt, kéo dài thời gian qua khiến một số vùng đầm phá có độ kiềm khá thấp, như thị trấn Sịa (Quảng Điền). Một số vùng có hiện tượng rong tảo tàn hàng loạt vón lại trong nước làm ô nhiễm cục bộ như: Cồn Hợp Châu, thị trấn Thuận An (Phú Vang), vùng nước xả thải ba xã Vinh Hưng, Vinh Mỹ, Giang Hải (Phú Lộc). Nguồn nước đầm phá tại một số vùng bị cạn kiệt, hầu như không thể lấy nước cấp bổ sung cho các ao nuôi khi cần thiết. Các địa phương, người dân cần chủ động triển khai các biện pháp xử lý, bảo vệ môi trường, đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản.

Những ngày qua, cá dìa giống được nhập từ các tỉnh như Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định vào địa bàn tỉnh khá nhiều, giá thấp hơn nhiều so với tháng trước (giá hiện nay khoảng 3-4 triệu/vạn). Tuy nhiên do thời tiết nắng nóng nên khi vận chuyển đến Huế, cá thường bị yếu và một số không đảm bảo để nuôi. Vì vậy người dân cần thận trọng khi mua cá giống vào thời điểm này, kiểm tra kỹ trước khi mua, tránh trường hợp cá yếu dẫn đến tỷ lệ sống đạt thấp trong quá trình ương nuôi.

Dự báo từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, mực nước các sông trên địa bàn tỉnh thời gian đến dao động ở mức thấp, khả năng thiếu hụt nước từ 55-75% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Trịnh Xuân Khoa, Phó Giám đốc phụ trách Công ty CP Thủy điện Hương Điền thông tin, mực nước hiện tại trong hồ ở mức rất thấp; từ mấy tháng nay, đơn vị tạm ngừng hoạt động sản xuất, chủ yếu điều tiết dòng chảy môi trường; đồng thời ưu tiên nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đơn vị sẽ điều tiết, bổ sung nguồn nước về hạ du khi có lệnh và trong điều kiện nguồn nước cho phép để cứu thủy sản do nắng nóng.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản

Từ một hộ nông dân vốn nhiều khó khăn, nay ông Trương Ngọc Nhật ở xã Phú Gia, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.

Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Return to top