ClockThứ Bảy, 04/07/2015 13:30

Việt Nam luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhật Bản

TTH.VN - Bên lề Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 7, chiều 3/7 diễn ra Diễn đàn Năm nền kinh tế Mekong do Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Lãnh đạo các nước Mekong và đại diện khoảng 200 doanh nghiệp Nhật Bản đã tham dự.

Diễn đàn là dịp để đại diện Chính phủ các nước Mekong gặp gỡ và trao đổi với các nhà đầu tư và doanh nghiệp Nhật Bản về tiềm năng phát triển cũng như triển vọng đầu tư, kinh doanh tại khu vực tiểu vùng Mekong.

Các phát biểu tại Diễn đàn nhấn mạnh, sau 6 năm hình thành và phát triển, Hợp tác Mekong - Nhật Bản đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của tiểu vùng Mekong, đặc biệt là trong phát triển hạ tầng cơ sở, giao thông và dịch vụ logistics. Những tiến triển này đã biến tiểu vùng Mekong thành điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Tiểu vùng Mekong được đánh giá là thị trường ưu tiên của JETRO, Chủ tịch JETRO cho biết tổ chức này đã mở 6 văn phòng đại diện tại 5 nước Mekong và trong 3 năm từ 2012 - 2015 đã có 1000 doanh nghiệp Nhật Bản đăng ký tham gia làm hội viên của Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản tại khu vực Mekong. Năm 2014, kim ngạch đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào khu vực Mekong đạt 6,8 tỷ USD, tương đương với quy mô đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc. Khu vực Tiểu vùng Mekong có dân số khoảng 230 triệu người và thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng. Bên cạnh đó Tiểu vùng Mekong hiện là một trong các điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quan trọng nhất thế giới của các doanh nghiệp Nhật Bản. Việc kết nối khu vực ngày càng được cải thiện đã giúp hình thành mạng lưới sản xuất và có tiềm năng trở thành “công xưởng sản xuất mới của thế giới”. 

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu bật những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là các nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kết cấu hạ tầng cơ sở và đẩy mạnh hội nhập quốc tế.

Nhấn mạnh với những lợi thế của mình như vị trí địa lý thuận lợi và sự ổn định về chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai và sẽ mang đến nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Nhật Bản; đồng thời khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Theo VPCP
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển

Ngày 2/5, Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức công bố quyết định kiểm toán Dự án (DA) thành phần 2: Cầu Nhật Lệ 3 (DA đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình) và đường 2 đầu cầu (DA Tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An).

Công bố quyết định kiểm toán các dự án xây dựng cầu và đường ven biển
Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm

Trên những cánh đồng lộng gió mùa hè, một số nơi nông dân tranh thủ gặt lúa, gom lúa, trực canh lúa. Không khí mùa màng khi đêm về náo nức, rộn ràng không kém ban ngày.

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm
“Nuôi lớn” nhãn hiệu tập thể

Toàn tỉnh hiện có 72 văn bằng chứng nhận sử dụng nhãn hiệu tập thể (NHTT) được cấp cho các tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là con số không nhỏ, khẳng định sự phong phú, chất lượng cũng như tiềm lực phát triển các thương hiệu sản phẩm của Thừa Thiên Huế trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm sau khi có bằng chứng nhận để phát triển tài sản trí tuệ mang tính tập thể này.

“Nuôi lớn” nhãn hiệu tập thể
Return to top