ClockThứ Ba, 14/12/2021 12:45

Vietnam Airlines đẩy mạnh tái cơ cấu để vượt qua COVID-19

TTH.VN - Sáng 14/12, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tổ chức Đại hội cổ đông bất thường năm 2021 để xin ý kiến cổ đông về một số nội dung, nổi bật trong đó là phương án tái cơ cấu tổng thể doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 trên mọi lĩnh vực hoạt động.

Hình ảnh đất nước Việt Nam xuất hiện tại Quảng trường Thời Đại danh tiếng của MỹVietnam Airlines vận chuyển an toàn 1,5 triệu liều vaccine COVID-19 từ Nhật BảnKhởi động mô hình du lịch an toàn với giải golf “Green Journey to Phú Quốc”Vietnam Airlines lọt top Thương hiệu tốt nhất Việt Nam năm thứ ba liên tiếpChuyến bay đầu tiên thí điểm đón du khách quốc tế đến Việt Nam

Đại hội diễn ra với sự tham dự của đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước và các đối tác, cổ đông hiện hữu của Vietnam Airlines.

Tại Đại hội, các cổ đông của Vietnam Airlines đã thảo luận và nhất trí thông qua những định hướng lớn trong Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng không Việt Nam giai đoạn 2021-2025; sửa đổi ngành nghề kinh doanh và điều lệ Tổng công ty; phương án kiện toàn Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Trong đó, phương án tái cơ cấu tổng thể doanh nghiệp là nội dung thu hút sự quan tâm lớn của các cổ đông, được kỳ vọng là giải pháp trọng tâm giúp Vietnam Airlines nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, dần phục hồi và sẵn sàng nguồn lực phát triển sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Cụ thể, phương án tái cơ cấu được Vietnam Airlines xây dựng tổng thể trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm 7 nhóm giải pháp. Các giải pháp lớn có thể kể đến là tái cơ cấu đội bay thông qua đàm phán giãn, hoãn các khoản thanh toán, giảm tiền thuê tàu bay, đẩy lùi lịch nhận các tàu bay mới; tái cơ cấu tài sản thông qua thanh lý các tàu bay cũ, bán và thuê lại tàu bay; tái cơ cấu danh mục đầu tư và các doanh nghiệp thành viên thông qua chuyển nhượng vốn, cổ phần hóa, bán một số danh mục đầu tư để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; tái cơ cấu danh mục đất và tài sản trên đất.

Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng đặt mục tiêu tái cơ cấu nguồn vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, huy động vốn từ bên ngoài, phát hành trái phiếu...

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Tổng công ty cũng triển khai tái cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian và tái cơ cấu đổi mới quản trị doanh nghiệp thông qua đổi mới năng lực quản trị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Các nhóm giải pháp trên đã và đang được Vietnam Airlines thực hiện một cách đồng bộ, đến nay ghi nhận một số kết quả tích cực. Bằng nỗ lực tự thân, năm 2020 Vietnam Airlines đã cắt giảm được 5.129 tỷ đồng, trong đó chi phí nhân công là 1.775 tỷ đồng, và dự kiến cắt giảm, tiết kiệm khoảng 6.000 tỷ đồng trong năm 2021. Kết quả này có được chủ yếu nhờ việc linh hoạt tổ chức lại sản xuất phù hợp với diễn biến thị trường; tái cơ cấu lao động; đàm phán giảm giá, giãn, hoãn các khoản thanh toán; tái cơ cấu các khoản vay; bán tàu bay cũ;...

Bên cạnh cắt giảm chi phí, Vietnam Airlines cũng không ngừng tìm kiếm cơ hội gia tăng doanh thu thông qua thực hiện các chuyến bay hồi hương, chở chuyên gia, tăng cường vận chuyển hàng hóa,...

Trong quý 3/2021, Vietnam Airlines đã hoàn thành kế hoạch phát hành gần 800 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ và ký kết hợp đồng vay vốn 4.000 tỷ đồng với các ngân hàng thương mại. Nhờ được bổ sung nguồn vốn, Vietnam Airlines đã giải tỏa phần náo áp lực dòng tiền, cải thiện khả năng thanh toán, đồng thời có thêm cơ hội để vượt qua khó khăn và tạo đà phát triển trong tương lai.

Trước dự báo của các tổ chức trong nước và quốc tế về hoạt động vận tải hàng không năm 2022, Vietnam Airlines đã xây dựng các kịch bản khác nhau để điều hành sản xuất kinh doanh, phát triển mạng bay và đội bay phù hợp, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh vận tải hàng hóa để tăng doanh thu, thực hiện tái cơ cấu và cắt giảm chi phí để cải thiện các cân đối tài chính, nhanh chóng phục hồi và bứt phá giai đoạn hậu COVID-19, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

N.H

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

Ngày 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non
Anh Đạt vượt khó

Vượt qua khó khăn về thị lực, không chỉ tạo lập công việc có thu nhập ổn định cho bản thân, anh Nguyễn Tiến Đạt (phường Vỹ Dạ, TP. Huế) còn mở ra cơ hội việc làm cho những người có chung cảnh ngộ.

Anh Đạt vượt khó
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
Sửa Luật Đầu tư công:
Đẩy mạnh phân cấp nhưng cần cơ chế bảo đảm kiểm soát quyền lực

Tán thành nhiều đề xuất trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) liên quan đến việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, song đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực.

Đẩy mạnh phân cấp nhưng cần cơ chế bảo đảm kiểm soát quyền lực

TIN MỚI

Vé máy bay đi Đức giá tốt nhất
Return to top