ClockThứ Ba, 21/05/2024 06:21
TÍN DỤNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA:

Vốn cần, nhưng chưa đủ - Bài 1: Khi cần câu “đủ mồi”

TTH - Chính sách tín dụng ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện là một cấu phần quan trọng trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, để nguồn vốn này phát huy được hiệu quả và bền vững là một bài toán không mấy dễ dàng.

Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sáchTiếp sức đồng bào dân tộc thiểu số“Gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo"

 Các chương trình vay vốn được niêm yết công khai tại các điểm giao dịch

Các chương trình tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai đã góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện.

Dễ dàng trong tiếp cận tín dụng chính sách

A Lưới là một trong những huyện có tính “đặc thù” cao khi gần 80% người dân sinh sống ở đây là đồng bào các dân tộc thiểu số. Trước đây, vùng cao này vẫn còn là “điểm đen” của nghèo đói, mô hình canh tác lạc hậu, nhiều hủ tục còn tồn tại. Thì nay cùng với việc tiếp cận, phát huy các giá trị văn hóa, người dân đã chuyên tâm làm ăn, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương để nuôi, trồng, biết chi tiêu, tích lũy vốn tái đầu tư sản xuất.

Hành trình thoát nghèo của ông A Việt Trình, xã Quảng Nhâm là một minh chứng. Khi từ một hộ nghèo với sự đồng hành của nguồn vốn tín dụng chính sách, ông bắt tay xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng rừng cho thu nhập ổn định.

 Nguồn vốn tín dụng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đồng hành cùng A Lưới thoát khỏi huyện nghèo

Ông Trình nói, gia đình mình chịu ảnh hưởng không ít của lối sống du canh du cư, ít quan tâm đến việc chăm bẵm, nâng cao chất lượng đất trồng cũng như định hình lối canh tác. Nhưng nhờ sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nông nghiệp địa phương, mình đã nắm bắt được kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, biết chọn con giống, cây trồng chất lượng. Cùng với tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, cuộc sống gia đình mới dần khấm khá.

Hiện nay, gia đình ông đã phát triển 5ha rừng và 10 con bò giống. Thu nhập ổn định, ông có điều kiện đầu tư sắm sửa cho gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. Để có được điều này, ngoài nỗ lực của bản thân người dân, việc để người dân tiếp cận với các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả theo phương châm “thấy tận mắt, nghe tận tai, sờ tận tay”; trao các cơ hội tiếp cận với các chương trình tín dụng ưu đãi là kinh nghiệm để người dân phát huy hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Bà Lữ Thị Sum, người đồng bào Thái, xã Phú Vinh, huyện A Lưới là trường hợp điển hình. Thiếu đất sản xuất lại không có nghề nghiệp ổn định, không có vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình. Sau khi được Hội Nông dân xã giới thiệu và tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách, bà mới mạnh dạn đầu tư 1ha rừng để phát triển sản xuất. Bà cũng đăng ký tham gia các lớp đào tạo chăn nuôi, mạnh dạn vay thêm 50 triệu đồng từ nguồn vốn cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đầu tư chăn nuôi.

Bà Sum nói, “Từ hai bàn tay trắng với sự đồng hành của tín dụng chính sách, sự tiết kiệm, vun vén của bản thân, gia đình mình đã “có vốn” là 1ha rừng và đàn dê 15 con. Giờ, mình đã thoát nghèo”.

Khang trang hạ tầng

Không chỉ góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao thu nhập của người dân thông qua việc hỗ trợ vốn cho các mô hình sinh kế, nguồn vốn tín dụng chính sách phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia còn góp phần quan trọng trong cải thiện hạ tầng dân cư. Từ nguồn vốn ưu đãi, người dân có điều kiện xây dựng, sửa chữa nhà ở, đầu tư các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, tạo đà trong thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.

 Nguồn vốn tín dụng giúp người dân định hình được các mô hình kinh tế

Số liệu từ chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, tính đến 31/12/2023, dư nợ cho vay tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn đạt 2.905 tỷ đồng, chiếm gần 67% tổng dư nợ của chi nhánh. Dư nợ cho vay các đối tượng chính sách xã hội tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và cải thiện sinh kế cho đồng bào dân tộc.

Vốn tín dụng chính sách trực tiếp góp phần thực hiện 8/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Doanh số cho vay tại các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2023 đạt 3.171 tỷ đồng, với 80.361 lượt khách hàng vay vốn. Thành công nhất của các chương trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là đảm bảo các nhu cầu tối thiểu của người dân theo các tiêu chí được đề ra. Và nhà ở đảm bảo an toàn, nước sạch và vệ sinh môi trường… là điều kiện không thể thiếu.

Ông Hồ Văn Ngâu, xã Thượng Long, huyện Nam Đông, một trong những hộ hưởng lợi từ chương trình vay vốn ưu đãi đầu tư đất ở, nhà ở theo Nghị định số 28 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ 2021- 2025”, bộc bạch: “Hai vợ chồng đều không có việc làm ổn định, kinh tế khó khăn nên chưa có nhiều tích lũy để xây dựng căn nhà kiên cố. Được sự hỗ trợ của NHCSXH, tôi được vay 40 triệu đồng với lãi suất chỉ 3%/năm, cộng với sự giúp đỡ của người thân, tôi đầu tư xây lại căn nhà làm chỗ tránh trú mỗi mùa mưa bão; hệ thống nước sạch, vệ sinh… với tổng kinh phí 130 triệu đồng. Có nhà ở ổn định, kiên cố, vợ chồng tôi cũng tự tin hơn trong phát triển kinh tế gia đình”.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh đã có 888 hộ nghèo được vay xây mới và sửa chữa nhà ở với số vốn vay ưu đãi đạt 34,94 tỷ đồng. Ngoài ra, người dân cũng đầu tư 27.807 công trình vệ sinh môi trường và 27.866 công trình nước sạch từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bà Phạm Hương Giang, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết “Để đạt được mục tiêu về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới cũng như thúc đẩy chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chi nhánh đã nỗ lực phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương truyền tải nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến các đối tượng thụ hưởng chính sách. Tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ, chất lượng tín dụng chính sách xã hội thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn giai đoạn 2021-2023 có chuyển biến tích cực. Cụ thể, dư nợ tín dụng của chi nhánh năm 2021 là 3.234,3 tỷ đồng, năm 2022 con số này là 3.798,8 tỷ đồng, tăng 14,86%, đến năm 2023 là 4.375,4 tỷ đồng, tăng 13,18% so với năm 2022.

“Việc cung cấp vốn các chương trình đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc tiếp cận tài nguyên, thúc đẩy sản xuất và phát triển nền kinh tế cộng đồng. Tín dụng chính sách xã hội không chỉ cung cấp nguồn vốn, mà còn đồng hành với hộ vay vốn trong việc tư vấn, định hướng và hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo ra các mô hình kinh doanh hiệu quả, bền vững”, bà Giang khẳng định.

(Còn nữa)

Bài, ảnh: Trung Anh
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 77 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2024)
Chính sách ưu đãi và nghĩa cử tri ân người có công

Để tri ân, đền đáp công lao to lớn đối với những người có công với cách mạng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần người có công và thân nhân của họ. Đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” luôn được các thế hệ tích cực thực hiện bằng nhiều hình thức và nghĩa cử cao đẹp.

Chính sách ưu đãi và nghĩa cử tri ân người có công
Quản lý tốt nguồn vốn vay ưu đãi dành cho phụ nữ

Những đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cho hội viên phụ nữ (HVPN), trả gốc, lãi đúng hạn... đó là điều đáng mừng khi các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) quản lý tốt nguồn vốn vay ưu đãi cho phụ nữ.

Quản lý tốt nguồn vốn vay ưu đãi dành cho phụ nữ
Đa dạng các chương trình tín dụng ưu đãi

Các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại vốn nhà nước đang thực hiện khá nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp cho người dân, doanh nghiệp.

Đa dạng các chương trình tín dụng ưu đãi
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thăm Huế mộng mơ với giá vé máy bay Huế Sài Gòn ưu đãi

Huế, thành phố mộng mơ với những di sản văn hóa và lịch sử độc đáo, luôn là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước. Hiểu được mong muốn khám phá Huế của du khách, Traveloka - nền tảng đặt vé máy bay, khách sạn và dịch vụ du lịch trực tuyến hàng đầu mang đến chương trình ưu đãi đặc biệt cho đường bay Huế - Sài Gòn, giúp bạn dễ dàng chinh phục bầu trời và mở ra cánh cửa đến với thành phố mộng mơ này.

Thăm Huế mộng mơ với giá vé máy bay Huế Sài Gòn ưu đãi
Tiếp sức cho lao động đi làm việc ở nước ngoài

Cùng với các chương trình tín dụng chính sách, chương trình cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn TP. Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Tiếp sức cho lao động đi làm việc ở nước ngoài

TIN MỚI

Return to top