ClockThứ Năm, 07/05/2015 18:07

Xáo trộn và vắng khách

TTH - Hơn nửa tháng nay, hoạt động kinh doanh mua bán sản phẩm dầu tràm, một trong những đặc sản Huế tại chợ Đông Ba bị xáo trộn, ế ẩm.

Tiểu thương chợ Đông Ba mời chào dầu tràm với khách du lịch quốc tế

Khách quay lưng với dầu tràm

Qua làm việc với Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba, chúng tôi được biết, nguyên dân dẫn đến tình trạng buôn bán ế ẩm, lộn xộn diễn ra trong 2 tuần vừa qua là do trước đó, các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải các bài viết cho rằng, chất lượng dầu tràm thật giả lẫn lộn…Cũng vào thời điểm trên, Công an huyện Phú Lộc bắt giữ 1.700 chai dầu tràm giả ở một cơ sở chế biến dầu tràm ở xã Lộc Thủy. Chủ cơ sở này khai nhận, số dầu tràm trên được mua lại của các tiểu thương chợ Đông Ba rồi đưa về sang chiết ra chai nhỏ để dán nhãn bán cho khách. Do vậy, khách du lịch và người dân đã quay lưng với sản phẩm dầu tràm Huế, dẫn đến nhiều tiểu thương ở chợ buôn bán ế ẩm.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Trà, Trưởng BQL chợ Đông Ba, BQL chỉ có chức năng quản lý về mặt hành chính đối với hoạt động kinh doanh mua bán trên địa bàn chợ, không có thẩm quyền kiểm tra, xử phạt hay tịch thu các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả. Trong khi đó, để thẩm định chất lượng sản phẩm phải cần đến Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng; muốn tịch thu hàng giả hay kém chất lượng cần sự vào cuộc của Chi cục Quản lý thị trường… Song, do lực lượng mỏng, địa bàn rộng nên các đơn vị này chỉ mới kiểm tra theo đợt hoặc theo chỉ đạo của cấp trên. Việc thẩm định chất lượng dầu tràm lưu thông trên địa bàn chợ là vấn đề nan giải, cần sự nhập cuộc từ nhiều phía.  

Mâu thuẫn cá nhân xảy ra giữa các cơ sở chế biến dầu tràm xung quanh tranh luận về chất lượng thật- giả khiến hoạt động kinh doanh dầu tràm trở nên lộn xộn, mất trật tự. Trong những ngày qua, nhiều lô hàng bán dầu tràm phải đóng cửa. “Trước đây mỗi ngày tôi bán trên dưới 30 chai. Khách du lịch mỗi lần đến chợ đều ghé mua dầu tràm và khen ngợi dầu tràm Huế thơm, tác dụng tốt. Sau khi một số tờ báo đưa tin, mỗi ngày chỉ bán được vài chai, có ngày không bán được chai nào nên chị em tiểu thương buồn xo, lo lắng. Cứ đà này thì thương hiệu dầu tràm Huế sẽ mất thôi”, chị Nguyễn Thị Ngọc Hằng - chủ một lô hàng dầu tràm chia sẻ.

Qua tìm hiểu, hiện trên địa bàn chợ Đông Ba có khá nhiều thương hiệu dầu tràm được bày bán như: Bé Thơ, Liên Mỹ, Kim Vui, Oanh- Hiến, Phước Quy… đều dán nhãn mác, tên thương hiệu, số điện thoại và giấy phép kinh doanh của các cơ quan chức năng. Hiện, giá dầu tràm loại 100ml có giá từ 30.000- 80.000đồng/chai; loại 0,5lít giá dao động từ 150.000- 300.000 đồng tùy theo chất lượng dầu và được niêm yết giá rõ ràng, tạo điều kiện để khách hàng dễ dàng lựa chọn. 

Cần thành lập Hiệp hội dầu tràm Huế

BQL chợ Đông Ba đã tổ chức cuộc họp với các cơ sở chế biến và hộ kinh doanh dầu tràm nhằm giải quyết các vấn đề liên quan xảy ra lâu nay. Tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Thanh Trà đã hòa giải các mâu thuẫn cá nhân giữa các cơ sở chế biến dầu tràm, yêu cầu các tiểu thương ổn định hoạt động kinh doanh mua bán, nhằm thu hút khách quay trở lại với sản phẩm này, đồng thời lập lại trật tự trên địa bàn chợ, đảm bảo an toàn và quyền lợi cho khách hàng. Để bảo vệ thương hiệu dầu tràm Huế và hạn chế tối đa các sản phẩm dầu tràm giả lưu thông trên địa bàn chợ, thời gian tới, BQL chợ sẽ phối hợp với các ban ngành chức năng kiểm tra tất cả các hộ kinh doanh dầu tràm về giấy phép kinh doanh, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đồng thời yêu cầu các tiểu thương phải chịu trách nhiệm với các sản phẩm mình bán trước pháp luật.

Ông Lê Tự Dũng, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Thông qua các nguồn vốn khuyến công, chương trình khôi phục và phát triển nghề, làng nghề của UBND tỉnh, những năm gần đây Sở đã hỗ trợ vốn cho các cơ sở chế biến dầu tràm để đào tạo nghề, đầu tư thiết bị máy móc và đăng ký nhãn hiệu độc quyền đối với các loại chai đựng dầu. Qua đó, năm 2014 UBND tỉnh đã công nhận làng nghề chế biến dầu tràm Lộc Thủy (Phú Lộc) là làng nghề truyền thống và nghề chế biến dầu tràm được công nhận là nghề truyền thống; thương hiệu dầu tràm Phú Lộc được đăng ký thương hiệu tập thể, đồng thời các cơ sở đã cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của khách.

Xung quanh vấn đề này, nhiều cơ sở chế biến và hộ kinh doanh trên địa bàn chợ mong muốn các ban ngành chức năng cần sớm vào cuộc kiểm tra chất lượng dầu tràm, đồng thời thành lập Hiệp hội dầu tràm Huế nhằm bảo vệ thương hiệu cho các sản phẩm dầu tràm uy tín để thu hút khách. “Chúng tôi chế biến dầu tràm theo nghề cha truyền con nối từ 3 đời nay, song vì một số sản phẩm bị làm giả mà nhiều cơ sở bị “vạ lây” dẫn đến buôn bán ế ẩm. Vì vậy, rất mong các ban ngành cần sớm vào cuộc, kiểm tra chất lượng dầu tràm, trả lại thương hiệu cho đặc sản dầu tràm Huế”, chủ Cơ sở dầu tràm Liên Mỹ ở đường Xuân 68, TP Huế- bà Nguyễn Thị Mỹ Hương đề nghị.

Theo một doanh nghiệp sản xuất dầu tràm, để tránh các mâu thuẩn xảy ra giữa các cơ sở chế biến dầu tràm cũng như bảo vệ thương hiệu dầu tràm Huế, sắp tới các ngành chức năng cần thành lập Hiệp hội dầu tràm giống như các Hiệp hội tôm chua, mè xửng, may mặc... hoạt động khá hiệu quả lâu nay, nhằm giải quyết các vướng mắc xung quanh hoạt động kinh doanh, mua bán đối với sản phẩm này. Có như vậy, dầu tràm Huế mới thực sự trở thành món quà Huế và đặc sản ý nghĩa phục vụ du khách bốn phương. 

Bài, ảnh: Khánh Thư
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó

Cùng với đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa đông xuân, ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương, người dân khẩn trương làm đất, gieo cấy lúa hè thu đảm bảo kịp thời ứng phó mưa lũ có thể đến sớm trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường.

Thu hoạch đến đâu, làm đất gieo cấy vụ hè thu đến đó
Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất

Thời điểm kết thúc vụ đông xuân, chuẩn bị vụ hè thu cũng là lúc nông dân đối diện với giông sét trên đồng khi thu hoạch nông sản. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cảnh báo, người dân cần chủ động phòng tránh, không được chủ quan, làm đồng khi đang có giông sét, tránh rủi ro do bị sét đánh có thể dẫn đến tử vong.

Đề phòng giông sét khi vào vụ sản xuất
Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách

Cùng với nguồn vốn phân bổ từ Trung ương hay vốn ủy thác từ chính quyền các cấp sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, nguồn vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức cũng góp một phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách
Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội

Tình trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN) chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hàng nghìn lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động (NLĐ).

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội
Return to top