ClockChủ Nhật, 11/08/2019 06:42

Các khu dân cư, khu đô thị: Thiếu nguồn lực nên việc đầu tư bị phân kỳ

TTH - Trao đổi với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, ông Lê Toàn Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng khẳng định, việc thiếu đồng bộ hạ tầng ở các khu dân cư, khu đô thị có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do thiếu nguồn lực tài chính.

Khu vực lõi dự án nhà ở xã hội Vicoland được quy hoạch nhà xe từ năm 2014Phân định không gian du lịch

Ông Lê Toàn Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng. Ảnh: HỮU PHÚC

Có thể còn do nguyên nhân về quản lý không, thưa ông?

Tôi cho rằng, đa số vẫn là do thiếu nguồn lực tài chính khi các dự án trên địa bàn có thể được sử dụng từ nhiều nguồn vốn từ Trung ương đến địa phương và thường được bố trí theo lộ trình, kế hoạch. 

Điển hình như dự án mở rộng Quốc lộ 1A, để phục vụ giải phóng mặt bằng thì các khu tái định cư ở các huyện phải đủ điều kiện tái định cư, hệ thống hạ tầng phải đảm bảo, trong lúc đó một phần nguồn vốn được phân bổ từ Trung ương khá chậm. Để hoàn thiện hạ tầng thiết yếu các khu tái định cư, chính quyền địa phương chỉ có cách vận động nhà thầu bỏ tiền ra để thi công các hạng mục công trình thiết yếu khi chưa được bố trí nguồn vốn, nhưng sau khoảng thời gian dài thi công xong thì nguồn kinh phí vẫn chưa được bố trí để thanh quyết toán khiến các dự án kéo dài, một số hạng mục chưa được đầu tư, phát sinh các vấn đề không tốt.

Tuy thế, việc hạ tầng thiếu đồng bộ và hoàn thiện ở một số khu tái định cư, khu dân cư cũng có trách nhiệm của các bên liên quan?

Chúng tôi thấy việc này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Ví như một số dự án khu tái định cư được triển khai trên khu vực chưa được đầu tư về hạ tầng. Do đó, việc kết nối hạ tầng các khu vực xung quanh khó hoàn chỉnh. 

Đối với các khu tái định cư đã được phê duyệt, thiết kế với đầy đủ các hạng mục hạ tầng như: đường giao thông, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, cấp điện, điện chiếu sáng, cây xanh..., tuy nhiên, do thiếu nguồn lực nên việc đầu tư thường được phân ra nhiều kỳ, nhiều giai đoạn đầu tư xây dựng kéo theo thời gian thực hiện kéo dài, không thể thi công liên tục nên xảy ra tình trạng thiếu đồng bộ sau khi đầu tư xây dựng kỳ đầu hoặc giai đoạn đầu, người ta thường căn cứ vào nguồn tài chính đủ để xây dựng các hạng mục thiết yếu, còn việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng sẽ được thực hiện ở giai đoạn sau.

Việc xây nhà ở khu đô thị Đông Nam Thủy An phải tuân thủ thiết kế mẫu. Ảnh: T. HUỆ

Có cách nào để khắc phục tình trạng này không, thưa ông?

Việc đầu tư hạ tầng nên đồng bộ ngay từ đầu hoặc kết nối hoàn chỉnh với hạ tầng của khu vực theo quy hoạch. Như thế, sẽ không còn tình trạng lổ đổ, thiếu  tính hệ thống. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường công tác phối hợp quản lý trật tự xây dựng, kiểm tra các dự án về đầu tư phát triển đô thị, đầu tư xây dựng nhà ở, phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, xử phạt hành vi “Bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện toàn bộ mặt ngoài...”.

Ông vừa nói đến việc xử phạt hành vi bàn giao nhà khi chưa đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung? Vậy thời gian qua đã xử lý trường hợp nào vi phạm và có thời gian quy định cụ thể cho việc bàn giao nhà đối với các dự án nhà ở trên địa bàn?

Đối với nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị do nhà đầu tư thực hiện, thời hạn hoàn thành việc xây dựng nhà ở căn cứ vào tiến độ dự án được quy định tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có). Nếu nhà đầu tư vi phạm tiến độ đã đăng ký sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tạm ngưng hoạt động dự án, chấm dứt hiệu lực của văn bản quyết định chủ trương đầu tư, chấm dứt hoạt động dự án...

Đối với nhà ở được phép bán nền tại các dự án đô thị mới và nhà ở tại các khu tái định cư, hiện vẫn chưa có quy định về thời hạn phải xây dựng nhà ở đối với các trường hợp này. Do đó, cơ quan chức năng chưa có cơ sở để xử phạt đối với các chủ đầu tư chậm bàn bàn giao nhà hoặc bàn giao nhà chưa hoàn thiện.

Nghĩa là không có cách nào để buộc chủ đầu tư phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện công trình cũng đồng nghĩa với việc làm cho đô thị đồng bộ, mỹ quan hơn?

Để làm việc này, tôi cho rằng, các sở ban ngành cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời hỗ trợ chủ đầu tư các vấn đề pháp lý có liên quan trong việc triển khai, thực hiện dự án để dự án đạt tiến độ đề ra. Các chủ đầu tư cũng có thể quy định về thời hạn xây dựng nhà ở trong hợp đồng mua bán, chuyển nhượng... nhằm ràng buộc khách hàng để họ triển khai xây dựng nhà ở theo cam kết.

Đối với các khu đô thị, việc quản lý được triển khai như thế nào, thưa ông?

Công tác quản lý quy hoạch đối với các khu đô thị và khu tái định cư được thực hiện theo quy hoạch hoặc dự án hạ tầng kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài ra, việc xây dựng nhà ở tại các dự án khu đô thị hoặc các khu tái định cư ở Khu đô thị mới An Vân Dương do Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị làm chủ đầu tư phải tuân theo mẫu nhà ở điển hình được Sở Xây dựng thỏa thuận hoặc phê duyệt.

Đối với công tác quản lý quy hoạch xây dựng tại các khu vực phát triển đô thị mới trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền của các đơn vị: Sở Xây dựng, Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị, UBND cấp huyện, thị xã, TP tại khu vực thực hiện dự án.

Như thế liệu có chồng chéo trong quản lý?

Tôi cho rằng mỗi đơn vị đều thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình theo quy định của Nhà nước, phân công của lãnh đạo tỉnh. Do đó, khó xảy ra tình trạng chồng chéo. Khi có vụ việc cần giải quyết, chúng tôi đều phối hợp hỗ trợ nhau để thực hiện.

Xin cảm ơn ông!

TÂM HUỆ (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

Với vai trò là đô thị động lực của tỉnh, TP. Huế xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn đến năm 2030 nhằm hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở.

Ưu tiên nguồn lực cho các thiết chế văn hóa

TIN MỚI

Return to top