ClockThứ Sáu, 22/07/2022 22:23

“Cần làm rõ quan điểm kế thừa của quy hoạch đã được phê duyệt”

TTH.VN - Đó là lưu ý của Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc Trần Thu Hằng tại Hội nghị Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 do Bộ Xây dựng tổ chức tại Hà Nội ngày 22/7.

Thúc đẩy đô thị hóa và phát triển đô thị bền vữngHoàn thành khối lượng lớn các loại quy hoạch xây dựng, đô thị và nông thônHướng đến xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế đặc trưng

Quang cảnh hội nghị

Theo đó, mục tiêu tại Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị là đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, đô thị, bảo đảm sự hài hoà giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế. Quy hoạch bố trí lại dân cư, sắp xếp hình thành các cụm ngành sản xuất. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng…

Để có cơ sở triển khai công tác đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ theo định hướng đô thị trên phạm vi toàn tỉnh, việc lập Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế (theo định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương) sẽ làm căn cứ để lập các đồ án Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư theo quy định.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cho biết, tỉnh đề xuất không gian gồm 2 tiểu vùng kinh tế - xã hội: Tiểu vùng phát triển, nằm ven biển đất đai bằng phẳng, có biển và phá Tam Giang thuận lợi cho phát triển kinh tế, có các trục giao thông trọng yếu của quốc gia đi qua, được coi là Tiểu vùng phát triển; tiểu vùng sinh thái, nằm về phía Tây Nam, có địa hình trung du và miền núi, hạ tầng khó phát triển, dân cư thưa thớt, là khu vực thuận lợi phát triển các lĩnh vực kinh tế sinh thái đặc thù, gọi là Tiểu vùng sinh thái.

Cấu trúc đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm (hoặc khu vực dự kiến thành lập quận) và các đô thị vệ tinh ngoài vùng phát triển tập trung, được kết nối bằng hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại.

Kết luận tại cuộc họp, Vụ trưởng Vụ quy hoạch kiến trúc Trần Thu Hằng nhấn mạnh về sự cần thiết việc quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; đồng thời đề nghị, tỉnh tập trung rà soát, đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Trong đó, nội dung quy hoạch cần nêu rõ các giá trị yếu tố đặc thù trong việc tổ chức, xây dựng không gian đô thị Thừa Thiên Huế, hướng đến xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

Tin, ảnh: Thọ Hiếu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top