ClockThứ Năm, 22/08/2019 20:24

Cắt tỉa cây xanh: giảm bóng mát nhưng hạn chế rủi ro mùa mưa bão

TTH.VN - Trong khi người dân tỏ ra bất ngờ, lo lắng trước việc cắt tỉa cây xanh trong thời điểm nắng nóng sẽ làm giảm đi bóng mát, ngược lại đơn vị chuyên chăm sóc, bảo vệ canh xanh cho rằng việc này nằm trong kế hoạch, đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.

Sẽ trồng cây xanh trên đường Hùng Vương một cách bài bản, khoa họcBảo vệ cây phượng cổ thụ bên chân cầu Trường TiềnHuế sẽ khác biệt khi là đô thị xanhLá phổi xanh giữa lòng thành phố

Việc cắt tỉa cây xanh vào thời điểm nắng nóng nhưng đổi lại sẽ giảm được nhiều rủi ro vào mùa mưa bão hoặc thời tiết bất thường

Những ngày này, cùng với sự hỗ trợ của xe và trang thiết bị chuyên dụng, các công nhân của Trung tâm Công viên cây xanh Huế đang rảo khắp một số tuyến đường trung tâm như Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi… để tiến hành việc cắt tỉa. Hầu hết những hàng cây trên các tuyến đường này là cây cổ thụ, có tuổi đời hàng chục năm, với hệ thống nhánh cây cao, nặng tán và có khả năng gãy đổ rất cao.

Để cắt tỉa được những cây cao lớn, tán rộng như vậy, Trung tâm Công viên cây xanh Huế gần như huy động nhiều xe cẩu chuyên dụng để có thể hạ từng nhánh, cành, vừa đảm bảo an toàn cho người đi đường, cũng như thẩm mỹ đô thị. Tuy nhiên, trong thời điểm thời tiết còn nắng nóng, việc cắt tỉa cây xanh cũng gặp không ít thắc mắc của người dân, người đi đường vì cho rằng chưa cần thiết, cần giữ lại để tạo bóng mát.

Chứng kiến hàng cây xanh phía đầu đường Nguyễn Huệ bị cắt tỉa cành trong thời điểm này, anh Nguyễn Công Trực (TP. Huế) tỏ ra tiếc nuối, lo lắng và đặt câu hỏi có cần thiết phải cắt ngọn cây che phủ bóng mát những ngày nóng oi bức như vậy. “Chưa năm nào thời tiết Huế nóng oi bức như năm nay, ngay cả thời điểm này vẫn còn nực, vì thế việc cắt tỉa cây xanh cần dời lui một thời gian nữa sẽ hợp lý hơn”, ông Trực, nói.

Cũng như ông Trực, nhiều người dân khác cho rằng, việc cắt tỉa cây xanh cần tính toán, làm sao đảm bảo bóng mát, nhất là vào những thời điểm thời tiết nắng nóng bất thường như năm nay. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Quy – Trưởng phòng Kỹ thuật – Trung tâm Công viên cây xanh Huế cho rằng, việc cắt tỉa này không phải là “ngẫu hứng” mà nằm trong công việc thường xuyên của đơn vị, làm sao đảm bảo được bóng mát nhưng đảm bảo an toàn cho người dân, khu công cộng.

Trước những thắc mắc của người dân về việc cắt tỉa cây xanh làm hạn chế bóng mát trong thời điểm nắng nóng như hiện nay, ông Quy cho rằng, đã tính toán rất kỹ, thay vì thời điểm này đã cơ bản hoàn thiện việc cắt ngọn, tỉa cành trước mùa mưa bão nhưng vì thời gian qua nắng nóng nên việc này phải dời lại đến bây giờ. “Nếu thời điểm này không cắt tỉa, hạ độ cao sẽ không kịp, đến khi có mưa bão vô cùng nguy hiểm” – ông Quy nói và dẫn chứng chỉ hơn 10 ngày trước với một cơn mưa kèm gió nhẹ nhưng một loạt cây xanh đã gãy đổ. Đa số các loại cây được cắt tỉa như phượng đỏ, phượng vàng, nhạc ngựa, xà cừ, bồ đề…

Cùng với việc cắt tỉa, thời điểm này các công nhân cũng khảo sát, rà soát các cây nguy hiểm, sâu mục, nặng tán để xử lý kịp thời và tăng cường gia cố chằng, chống cây hạn chế xảy ra tình trạng như bật gốc cây, cây nghiêng, gãy đổ... khi có mưa bão.

Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế Lê Như Chinh cho biết, đây là thời điểm ráo riết nhất trong việc cắt cành, nhánh có nguy cơ gãy đổ cao trước mùa mưa bão. Tất nhiên, không phải đụng đâu cắt đó, mà quá trình cắt luôn đảm bảo kỹ thuật để sau này cây có thể phát triển, tạo tán tốt nhất. Việc cắt tỉa cây được tiến hành từ khu vực bên trong nội thành, ra đến bên ngoài nội thành. Tổng số cây xanh cắt tỉa đợt này là hơn 2.500 cây.

“Mọi việc đang phải khẩn trương bởi thời tiết thay đổi, chỉ cần một trận mưa lớn hoặc lốc xoáy thì không biết chuyện gì xảy ra. Khi trời nắng thì cho bóng mát, nhưng ngược lại vào mùa mưa có thể gãy đổ lúc nào không ai hay”, ông Chinh nói và khẳng định, việc cắt tỉa cây xanh xong trước mùa mưa bão, đảm bảo an toàn cho người dân, đô thị.

Bài, ảnh: Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia cố cây xanh trước mùa mưa bão

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai cắt tỉa cây xanh và gia cố các cây xanh có nguy cơ gãy đổ trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 20/9.

Gia cố cây xanh trước mùa mưa bão
Đừng làm đau cây xanh

Hiện nay, không ít cây xanh dọc các tuyến đường ở TP. Huế bị bao vây bởi xà bần bê tông, đinh, tấm bảng quảng cáo, dây treo... dưới gốc hay trên thân cây. Chỉ vì sự "vô cảm", thiếu ý thức của một số người mà nhiều cây xanh vốn có dáng đẹp, giúp làm sạch, làm mát cho đô thị trở nên nhếch nhác, èo uột.

Đừng làm đau cây xanh
Mưa bão & việc ứng phó, an dân của người xưa

Cách đây đúng 120 năm, vào năm Giáp Thìn 1904, đã xảy ra trận bão được xem là thảm họa thiên tai cực lớn mang tính lịch sử của vùng đất Cố đô Huế. Ký ức dân gian cũng như sách báo hiện vẫn còn lưu giữ khá nhiều thông tin quanh thảm họa đau thương này.

Mưa bão  việc ứng phó, an dân của người xưa
Cầu vượt cửa biển Thuận An chủ động phòng bão Yagi

Ngày 6/9, ông Nguyễn Văn Cường, Phó Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh (chủ đầu tư) thông tin, đến thời điểm này, đơn vị đã chỉ đạo các nhà thầu thi công công trình cầu vượt cửa biển Thuận An chủ động phương án chằng chống lán trại, tập kết thiết bị máy móc vào nơi an toàn, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão Yagi gây ra.

Cầu vượt cửa biển Thuận An chủ động phòng bão Yagi

TIN MỚI

Return to top