ClockThứ Ba, 10/07/2018 06:20

Chỉnh trang đô thị Huế: Còn nhiều việc phải làm

TTH - Nhiều năm qua, Huế đang từng bước xây dựng để hướng tới thành phố văn minh - lịch sự, xanh - sạch - đẹp; tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này còn quá nhiều việc phải làm.

Quy hoạch xây dựng Chợ du lịch HuếNắm bắt dư luận xã hội, phản ánh tâm tư nguyện vọng của cử triLàm điểm đậu - đỗ xe xanh gần cầu Dã ViênNhếch nhác vỉa hè giữa trung tâm thành phốDựa vào dân để chỉnh trang đô thị

Những “khoảng trống”

Giải tỏa các hộ dân sống ven sông An Cựu (đoạn từ đường Hải Triều về Cầu Tam Tây) đã diễn ra hàng chục năm, song khu vực được giải tỏa của đoạn đường này lâu nay vẫn để hoang. Người dân chiếm dụng đất công bằng việc người thì trồng rau màu, người thì mở hàng ăn, quán nhậu, quán cà phê... Một số nhà nằm sát bên sông An Cựu ở đường Tôn Quang Phiệt vẫn xả rác và nước thải sinh hoạt xuống sông, gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị.

Nhiều tuyến đường ở trung tâm thành phố Huế đường thì hẹp, lại không có vỉa hè; nhiều con đường có vỉa hè thì bị chiếm dụng gần hết, khiến cho việc giao thông qua lại của người dân vô cùng khó khăn; việc quảng cáo, rao vặt dán trên các cột điện, dán ở vách tường nhà dân, cơ quan… tuy có giảm nhưng vẫn chưa hoàn toàn giải quyết một cách triệt để.

Nếu ai đi lại trên một số tuyến đường như Hải Triều, Bùi Thị Xuân (đoạn từ ngã ba Huyền Trân Công Chúa lên đến phường Thủy Biều)… đường tối om như mực cho dù vẫn có đèn điện hẳn hoi. Nguyên nhân đèn điện chiếu sáng yếu, lại nằm trên các tán cây nên ánh sáng không thể chiếu rọi xuống mặt đường làm cho người đi đường vào ban đêm phải căng mắt; nhất là mùa mưa.

Việc xả rác của người đi đường vẫn còn ngang nhiên, cho dù thành phố đã rất cố gắng lắp dày đặc các thùng rác di động ở các trục đường. Mới đây, tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng phản cảm, đó là, một chiếc ô tô con sang trọng lưu thông trên đường Hà Nội, bỗng nhiên cửa kính xe mở ra, mấy vỏ hộp sữa tươi trên xe vừa uống xong vô tư vứtt xuống đường; hay trường hợp những cô, cậu trẻ tuổi phát tờ rơi quảng cáo tại các giao lộ, người đi đường không nhận thì thôi, nhận thì cầm trên tay. Thế nhưng một số người nhận xong liền tay vứt ngay xuống đường khiến cho các giao lộ trắng xóa bởi giấy…

Cần giải pháp đồng bộ

Chỉnh trang đô thị là một việc làm không dễ, bởi ở đây không chỉ đòi hỏi cần có một nguồn lực lớn nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội như nạo vét, vớt rác trên các dòng sông chống ô nhiễm (hiện nay nhiều con sông rất ô nhiễm); quy hoạch hợp lý các tuyến phố, bắt điện đường phù hợp với từng con đường (đường có nhiều cây xanh, đường không có cây xanh, ánh sáng vàng hay ánh sáng trắng…); xây dựng, chỉnh trang các công viên mà còn xây dựng được ý thức con người trong việc ứng xử với đô thị, bảo vệ môi trường sống.

Nhiều người dân nêu quan điểm: Chỉnh trang đô thị Huế - còn nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, với nguồn lực hạn chế hiện nay, thì cần làm từng việc một và làm dứt khoát, đừng làm việc này sang việc kia rồi chẳng có việc nào hoàn chỉnh. Xây dựng Huế văn minh đô thị quan trọng nhất vẫn là ý thức con người. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn đâu đó những bộ phận không nhỏ có ý thức rất kém trong việc ứng xử với đô thị như xả rác bừa bài ra đường, xuống sông; đốt vàng mã trên đường, thả vàng mã xuống sông; mỗi khi gia đình có việc vui thì mở karaoke lớn, gây ồn ào cả khu phố…

Để thực hiện mục tiêu hướng tới thành phố Huế xứng đáng là văn minh - lịch sự, xanh - sạch - đẹp, đòi hỏi chính quyền các cấp; nhất là UBND các phường của thành phố Huế phải xây dựng được chương trình kế hoạch trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị của đơn vị mình, có biện pháp, giải pháp nhằm thực hiện đồng bộ và hiệu quả hơn.

Trọng Hoàng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top