ClockThứ Hai, 14/05/2018 05:45

Dựa vào dân để chỉnh trang đô thị

TTH - Trước những vấn đề khó, cán bộ, chính quyền địa phương phải sâu sát hơn với cơ sở để lắng nghe ý kiến người dân; kiên trì tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu và thấy được lợi ích. Đó là một trong những bài học được Đảng ủy, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể phường Phú Bình (TP. Huế) rút ra qua quá trình thực hiện phong trào bê tông hóa vỉa hè, bờ kè sông Đông Ba.

Phát huy dân chủ: Dân phải được nói và được giám sátĐẩy nhanh tiến độ các dự án chỉnh trang đô thịChỉnh trang đô thị Huế: Đồng bộ & tiện íchChỉnh trang và quản lý các hồ nội thành

Người dân sống dọc tuyến đường Đào Duy Anh tự bỏ thêm kinh phí để làm đẹp các bồn hoa, cây cảnh trên vỉa hè, bờ kè sông Đông Ba

Chọn điểm nhấn, tạo sức lan tỏa

Bờ kè, vỉa hè sông Đông Ba (đoạn từ chợ Phú Bình đến cầu Thanh Long) trước đây là “điểm nóng” về môi trường. Do ý thức chưa cao và cuộc sống khó khăn, nên nhiều hộ dân làm nghề thu mua ve chai thường xuyên đem túi ni lông thu mua ra phơi dọc vỉa hè, bờ kè. Việc làm này vô hình chung trở thành một điểm tập kết rác thải không đáng có. Không những thế, nhiều hộ dân còn tự ý chiếm vỉa hè dựng lều, bạt tạm bợ để buôn bán gây nhếch nhác.

“Tình trạng này đã tồn tại trong nhiều năm, lãnh đạo địa phương rất trăn trở nhưng để cải thiện được là điều không dễ. Nếu quyết tâm chỉnh trang khu vực này thì phải làm như thế nào cho phù hợp, để dân đồng thuận mới thực sự đem lại hiệu quả”, ông Trần Văn Phương, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Phú Bình, Trưởng Khối Dân vận chia sẻ.

Sau nhiều cuộc họp bàn, phân tích, lãnh đạo phường Phú Bình đã đi đến quyết định, một trong những giải pháp là dựa vào sức dân để đầu tư vỉa hè, bờ kè. Ông Phan Văn Bình, Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 1 cho biết: “Thực tế cho thấy, khi bắt tay vào vận động, nhiều người dân cho rằng, Phú Bình là phường nghèo, cuộc sống người dân còn khó khăn, nên thành phố cần quan tâm hơn, dân lấy đâu ra kinh phí để đầu tư bê tông vỉa hè, bờ kè. Tuy nhiên, nhờ kiên trì vận động, thuyết phục, giải thích để người dân hiểu, nên số người có ý kiến trái chiều cũng dần đồng tình”.

Những hộ gia đình có điều kiện, nhà mặt tiền đường Đào Duy Anh là “hạt nhân” để phường lựa chọn điển hình xây dựng phong trào đô thị văn minh. “Sau khi bàn bạc với người dân, lãnh đạo phường thống nhất chủ trương, những hộ gia đình có nhà mặt tiền đường Đào Duy Anh tự làm bê tông vỉa hè, bờ kè sông Đông Ba ở phần diện tích phạm vi trước nhà mình. Chính quyền hỗ trợ kinh phí phần san mặt bằng, hướng dẫn bà con làm theo quy định và bê tông các điểm công cộng như trước Trung tâm sinh hoạt cộng đồng, chùa để tạo sự đồng bộ cho toàn tuyến”, ông Lê Văn Quy, Bí thư Chi bộ tổ dân phố 2 cho biết.

Hộ gia đình ông Nguyễn Ngọc Thơ ở tại 107 Đào Duy Anh, tổ dân phố 3 là người đầu tiên tiến hành bê tông vỉa hè đường Đào Duy Anh (đoạn trước mặt nhà mình và bên cạnh) với diện tích gần 80m2. Việc làm của ông Thơ đã tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa phong trào bê tông hóa vỉa hè của bà con nhân dân, nhất là các hộ có nhà mặt tiền dọc tuyến đường. Gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn (con bà Nguyễn Thị Mau, nhà ở số 9 Đào Duy Anh) đã hỗ trợ 30 triệu đồng để góp phần thực hiện bê tông hóa đoạn đường dốc cầu Thanh Long. Hay như ông Trương Văn Lâm ở tổ dân phố 4, luôn tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Hằng ngày, ông tự nguyện quét dọn đường phố từ cửa Trài đến chợ Phú Bình vào các buổi sáng sớm và chiều muộn.

Nhân rộng mô hình

Đến thời điểm này, chính quyền và bà con ở các tổ, nhất là tổ dân phố 1, 2 phường Phú Bình đã bê tông hóa vỉa hè, bờ kè sông Đông Ba dọc tuyến đường Đào Duy Anh đạt trên 90%, với chiều dài hơn 700 mét, kinh phí huy động sức dân hơn 500 triệu đồng. Dự kiến trong thời gian tới, phường tiếp tục cùng người dân thực hiện phong trào lát một số tuyến đường kiệt bằng gạch Terrazzo, với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”.

Cú hích và là động lực lớn để lãnh đạo phường Phú Bình tập trung các giải pháp giải quyết tình trạng nhếch nhác, lấn chiếm vỉa hè, bờ kè sông Đông Ba dọc đường Đào Duy Anh khi đầu năm 2017, Ban Dân vận Thành ủy Huế phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo xây dựng đô thị văn minh” và “Ngày toàn dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh đô thị” năm 2017 – 2018.

Bà Đỗ Thị Lan (thường gọi là Hoa) có bố mẹ ở tại tổ 4 cho hay: “Thấy được việc làm ý nghĩa gắn với quyền lợi của gia đình, nên tôi đã không ngần ngại bỏ ra hơn 50 triệu đồng để lát gạch Terrazzo trên tuyến đường kiệt nơi bố mẹ tôi đang sinh sống với tổng chiều dài 50 mét, rộng 3 mét”.

Hiện, một số người dân có nhà mặt tiền dọc tuyến đường Đào Duy Anh vẫn còn tiến hành xây dựng, chỉnh trang lại các ô trồng cây xanh dọc vỉa hè, bờ kè sông Đông Ba. Trong câu chuyện, ai cũng tỏ rõ sự phấn khởi, nhiệt tình hợp tác cùng với chính quyền địa phương để xây dựng tuyến vỉa hè đẹp hơn, sạch hơn.

Ban Chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo xây dựng đô thị văn minh” phường Phú Bình đã chọn đúng tuyến phố cần thực hiện, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người dân. Đây là mô hình điểm và rất thành công cần nhân rộng ở các phường khác trên địa bàn thành phố”, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Huế Hoàng Tân Ninh khẳng định. 

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tự hào về truyền thống hào hùng của quân đội

Chiều 9/12, Tiểu đoàn Huấn luyện Cơ động, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Trường tiểu học Thuỷ Xuân (TP. Huế) tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 60 năm Ngày truyền thống BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế với hơn 800 người tham gia.

Tự hào về truyền thống hào hùng của quân đội
Kịp thời ứng cứu người dân trong hoạn nạn

Vừa qua, mưa lớn gây sạt lở, ngập úng tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh khiến không ít trường hợp người dân gặp nạn. Đây cũng là thời điểm lực lượng lượng công an phát huy vai trò xung kích, tiên phong ứng cứu người dân trong lúc nguy nan.

Kịp thời ứng cứu người dân trong hoạn nạn
Diễu hành xe tuyên truyền “Đưa thông tin về cơ sở”

Sáng 9/12, đoàn xe tuyên truyền của các huyện Phú Lộc, Nam Đông, Phú Vang, thị xã Hương Thủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh và Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tổ chức diễu hành chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế (15/12/1964 - 15/12/2024).

Diễu hành xe tuyên truyền “Đưa thông tin về cơ sở”

TIN MỚI

Return to top