ClockThứ Bảy, 29/10/2016 05:42

Có lẽ cũng phải "cấm cửa"

TTH.VN - Nản! Đó là tâm trạng của tôi mỗi lần qua lại "nút thắt" khe Ông Doãn trên đường Điện Biên Phủ.

Công trình nâng cấp, mở rộng con đường này từ lúc khởi công đã ì à ì ạch đến mức người dân không thể chịu nổi. Dân kêu, báo chí kêu, và đích thân chủ tịch UBND thành phố Huế phải nhiều lần tới lui "hò hét", người dân mới có được cái mặt đường đàng hoàng để đi tới đi lui ăn tết Ất Mùi-2015. Duy còn vị trí ở khu vực khe Ông Doãn (đoạn "yên ngựa" giữa 2 con dốc) thì vẫn còn "thắt" do vướng mặt bằng chưa giải tỏa xong.

Nhưng sau đó, việc giải tỏa hoàn tất. Mọi người khấp khởi, còn có tí việc, chắc là con đường sẽ chóng thông thoáng thôi. Vậy nhưng, đến tết con khỉ Bính Thân-2016, công trình vẫn không xong và nằm "đắp chiếu" từ trong tết cho hết tháng giêng mới thấy rục rịch. Dân thắc mắc, báo chí chất vấn, thì chủ đầu tư và các đơn vị liên quan viện đủ lý do và hẹn. Hẹn rồi thất hẹn, coi dư luận... như rơm rác!

Ngày ngày phải qua về tuyến đường này đến dăm bảy bận, nên mỗi lần nghe hứa hẹn là tôi lại khấp khởi. Nhưng tháng 6 trôi qua, rồi tháng 8 trôi lại (những cái mốc mà người ta công bố trên báo là sẽ hoàn thành) mà hứa vẫn hoàn ...hứa. Nản! nản nhưng cũng phải chờ chứ biết làm sao. Nay thì đã hết tháng 10, công trình đang về đoạn cuối. Mấy ngày cuối tháng, thấy đơn vị thi công cho san lấp nền đường. Cữ ngỡ chắc ngày mai nhựa sẽ thảm, tuyến Điện Biên Phủ sẽ đường thông hè thoáng, chấm dứt chuỗi ngày chờ mong. Nhưng mai rồi mai nữa cũng vẫn vậy. Thứ bảy nắng đẹp không thấy bóng dáng một công nhân làm việc. Rất sốt ruột. Xe cộ qua lại, sỏi đá ở đoạn đường chưa thảm bị hao khuyết dần khiến nơi đây như trở thành một cái gờ giảm tốc ngoại cỡ, rất nguy hiểm cho người không quen đường, nhất là chạy xe ban đêm.

Đài báo một đợt không khí lạnh mạnh đang về, đồng nghĩa sẽ chuẩn bị có mưa, và cũng đồng nghĩa sẽ phải tiếp tục chờ nếu đơn vị thi công không tranh thủ tăng tốc.

Đường rồi sẽ xong. Ban quản lý sẽ tiếp tục quản lý công trình khác. B thi công sẽ tiếp tục đấu hoặc tiếp tục nhận thầu thi công công trình khác? Vậy thì..."khỏe" quá. Có lẽ cần phải "cấm cửa" một thời gian đối với những đơn vị làm ăn "trầm trây" như thành phố Hà Nội mới đây đã "cấm cửa" một đơn vị cây xanh vì cung cấp và chăm sóc cây xanh cho thành phố kém chất lượng. Thế họa chăng mới...tởn!

Hiền An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo được sự đồng thuận của người dân trong giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng và khó khăn nhất hiện nay trong việc thực hiện các công trình, dự án (DA) trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bằng cách làm linh hoạt, chủ động của cấp ủy, chính quyền địa phương, việc khó này dần được tháo gỡ trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận của người dân.

Tạo được sự đồng thuận của người dân trong giải phóng mặt bằng
Kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân

Sau hơn 6 năm triển khai Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL - có hiệu lực từ 1/1/2018), hoạt động TGPL đã kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật. Qua đó, quyền công dân, quyền con người được bảo đảm, đặc biệt là quyền tiếp cận công lý, công bằng trong xét xử, tranh tụng.

Kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
Nhà thầu xin trả lại hạng mục chưa thi công vì không có mặt bằng

Nhà thầu thi công gói thầu số 28 thuộc Dự án Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA đô thị xanh), xin trả lại các hạng mục chưa thi công và hỗ trợ một phần chi phí do thời gian giải phóng mặt bằng (GPMB) kéo dài làm thay đổi kế hoạch vật tư thiết bị, giá thành lúc dự thầu.

Nhà thầu xin trả lại hạng mục chưa thi công vì không có mặt bằng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top