ClockThứ Tư, 01/09/2021 14:07

Điểm danh lý thuyết, đo km thực hành lái xe: Mấu chốt vẫn là ý thức

TTH - Từ ngày 1/1/2022, trên ô tô tập lái sẽ có thiết bị nhận dạng người học và giám sát thời gian, quãng đường học lái xe. Trước đó, từ ngày 1/5/2020, người học lái ô tô phải điểm danh bằng thiết bị nhận dạng với môn Pháp luật Giao thông đường bộ.

Honda Huy Tuấn tổ chức “Lái xe an toàn” cho các bạn trẻ

Thiết bị điểm danh học Pháp luật Giao thông đường bộ

Cách thức kiểm soát này được thực hiện dựa trên các quan điểm sau: Mọi học viên học cùng một hạng giấy phép lái xe (GPLX) ban đầu đều như nhau về kiến thức, kỹ năng liên quan đến lái ô tô. Cũng như nhau về động cơ, năng lực học tập và năng khiếu, đặc điểm học tập cá nhân nên sẽ phải trải qua cùng một thời lượng đào tạo, đặc biệt là thực hành. Mọi giáo viên đều có về năng lực nghề nghiệp như nhau, bao gồm sư phạm, nên hiệu quả dạy học là giống nhau trong cùng một thời lượng nội dung, khoa mục. Theo đó, dạy và học đúng thời lượng, số km quy định mới có chất lượng.

Dễ thấy là người học lái ô tô thường có trình độ khác nhau, có thể có người sở hữu văn bằng, chứng chỉ phù hợp với một hoặc vài môn lý thuyết. Tuy nhiên, sẽ không ai được miễn, dù là kỹ sư ô tô bạn vẫn phải học và kiểm tra môn cấu tạo và sửa chữa thông thường.

Mặt khác, bất cứ ai đi học lái xe, nghĩa là đủ 18 tuổi đều đã từng tham gia giao thông nên sẽ biết một vài quy tắc, biển báo, tín hiệu... Nhiều người còn có GPLX hạng A1, nghĩa là có một lượng kiến thức đáng kể về pháp luật giao thông đường bộ.

Ngoài ra, họ còn có thể đã đi xe đạp, mô tô và xử lý tình huống với ô tô hay ngồi trên ô tô bên cạnh tài xế, đi phụ xe,… nên hầu hết sẽ phát triển một số khả năng như phán đoán tốc độ, khoảng cách và thời gian tham gia giao thông. Đây là những kiến thức, kỹ năng có thể tận dụng để chuyển sang việc lái ô tô.

Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp hiện hành ghi rõ: Khi bắt đầu khóa học, kỳ học hoặc đợt học và trước khi học từng mô-đun, giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng nghề của từng người học; tinh thần thái độ học tập của người học (đánh giá năng lực người học) để chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp. Chỉ tổ chức giảng dạy những kiến thức, hướng dẫn thực hành những kỹ năng nghề theo nội dung, yêu cầu của mô-đun mà người học chưa biết, chưa làm được hoặc chưa biết kỹ, đầy đủ, chưa làm được thành thạo. Tương tự, động cơ học tập cũng khác nhau: Học để đi lái taxi, để "làm đẹp" hồ sơ xin việc, do bạn bè rủ đi cùng,.. Mỗi động cơ sẽ ảnh hưởng khác nhau đến thái độ, hành vi và sau đó là kết quả học tập.

Vì vậy, trong đào tạo lái xe, tạo và duy trì động cơ học tập cho người học là một kỹ năng quan trọng của giáo viên. Điều này có được thông qua thực hiện phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, trên cơ sở năng lực và đặc điểm học tập cá nhân, theo một trong ba phong cách là học qua nghe, học qua nhìn và học qua thao tác.

Đồng thời, Luật Giáo dục nghề nghiệp có quy định “Phương pháp đào tạo trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học”. Do đó, học tập phải là cá nhân, là lấy người học làm trung tâm.

Ngày nay, với một chiếc điện thoại thông minh, bất cứ ai cũng có thể tự học những kiến thức lý thuyết và thực hành lái xe, với nguồn học liệu vô cùng phong phú và hấp dẫn. Ở nhiều nước trên thế giới, như Mỹ, Úc, Anh, Nhật Bản, Singapore, người học được tự học phần lý thuyết lái xe. Có lẽ, đó là cơ sở để Bộ Công an đề xuất cách thức tương tự trong một dự luật năm 2020.

Hiệu quả học tập phụ thuộc vào người học (kiến thức, kỹ năng đã có, động cơ, năng lực học tập và đặc điểm cá nhân), giáo viên (phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm) và cả nhà trường (chương trình đào tạo, học liệu, phương tiện) chứ không chỉ là đủ thời lượng hay số km.

Nếu ngồi tại lớp mà thiếu động cơ học tập thì chỉ là đối phó với việc điểm danh thôi. Với thực hành cũng vậy, khi đã đạt yêu cầu rồi và vẫn cứ phải tiếp tục luyện tập chứ chưa được chuyển sang khoa mục tiếp theo thì vừa tốn kém không cần thiết vừa gây bức xúc, chán nản cho người học và cả giáo viên.

Nguyễn Xuân Trung

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồi sức nhi sơ sinh theo tiêu chuẩn châu Âu

Ngày 28 đến 31/10, Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp cùng tổ chức Les Lampions (Cộng hòa Pháp) triển khai khóa đào tạo hồi sức nhi sơ sinh theo tiêu chuẩn châu Âu cho bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng Nhi sơ sinh, Hồi sức tích cực sơ sinh, Sản sơ sinh, Gây mê sản tại các cơ sở y tế trong, ngoài tỉnh.

Hồi sức nhi sơ sinh theo tiêu chuẩn châu Âu
Tăng thời lượng thực hành và ứng dụng công nghệ mới

Trong xu hướng hội nhập quốc tế và yêu cầu của thị trường lao động, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế (ĐHH) luôn đổi mới phương thức, tăng cường thời lượng thực hành gắn với ứng dụng công nghệ.

Tăng thời lượng thực hành và ứng dụng công nghệ mới
“Cấp thuốc” đủ liều, “uống thuốc” nghiêm túc

Từ đường Thanh Hải tiến ra đường Điện Biên Phủ, cách ngã ba độ chừng 50m, tôi đã lo đánh xi nhan, nhấn còi cảnh báo. Đến ngã ba, cho xe dừng lại để quan sát, khi thấy cả 2 phía đường Điện Biên Phủ đã đảm bảo an toàn, tôi mới từ từ nhả phanh, cho ô tô quẹo trái để tiến về cơ quan. Nhưng khi xe còn chưa kịp nhập hết vào làn bên phải, thì bỗng đâu 1 chiếc 16 chỗ, biển vàng phóng qua sát sạt bên phải xe làm tôi giật bắn cả mình.

“Cấp thuốc” đủ liều, “uống thuốc” nghiêm túc
Đồng tình cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Mới đây, ngày 27/6, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025). Trong đó, có quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn.

Đồng tình cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
công ty đo đạc bản đồMáy đo độ bóng KSJ WGG60-EJ Địa chỉ thi bằng lái xe máy giá rẻ
Return to top