ClockThứ Hai, 20/09/2021 18:19

Diện mạo cho đô thị Thanh Hà

TTH - Hướng đến đô thị “văn minh, hiện đại, an toàn, thân thiện”... là mục tiêu của huyện Quảng Điền trong xây dựng đô thị Thanh Hà, xã Quảng Thành.

Để Huế phát triển xứng tầm - kỳ 3: Diện mạo Huế mớiĐầu tư hạ tầng kết nối đô thị

Hạ tầng, nhà cửa tại trung tâm đô thị Thanh Hà

Diện mạo mới

Ông Nguyễn Văn Thành, người dân Tây Ba, xã Quảng Thành tự hào, Thanh Hà có nhiều lợi thế trong xây dựng đô thị, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) khi nằm trên trục giao thông huyết mạch nối Sịa - Thanh Hà - Bao Vinh, tiếp giáp với TP. Huế mở rộng, cách trung tâm thành phố chừng 10km. Địa bàn Quảng Thành quần tụ dân cư từ rất sớm, có nhiều địa danh nổi tiếng như chợ Tây Ba, thành Hóa Châu xưa. Vùng đô thị Thanh Hà có đặc trưng riêng với hệ sinh thái nông nghiệp phong phú, vùng trồng rau lâu đời, phá Tam Giang thơ mộng, giàu tiềm năng…

Bí thư Đảng ủy xã Quảng Thành, bà Nguyễn Thị Dạ Thảo thông tin, đô thị Thanh Hà được quy hoạch trên cơ sở toàn bộ ranh giới hành chính xã Quảng Thành, thuộc vùng ven sông Bồ, tiếp giáp với phá Tam Giang. Từ quy hoạch, định hướng ban đầu, trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), địa phương xây dựng kết cấu hạ tầng, KT-XH theo hướng đô thị. Quảng Thành được công nhận xã đạt chuẩn NTM, đang xây dựng NTM nâng cao, cho thấy sự chuyển mình trên các mặt và cơ bản hội tụ các điều kiện để từng bước xây dựng, hình thành đô thị văn minh, hiện đại.

Diện mạo đô thị khu trung tâm xã đang được xây dựng ngày càng khang trang hơn. Đường nội thị, các tuyến giao thông liên xã, thôn được bê tông, thảm nhựa rộng rãi, ô tô lưu thông hai chiều, vào tận vùng dân cư. Trường lớp được nâng cấp, thiết bị dạy học trang bị đầy đủ, cơ bản đáp ứng nhu cầu giáo dục. Nhiều công trình phục vụ dân sinh như chợ Tây Ba, trạm y tế, nhà văn hóa cộng đồng, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao được xây dựng, nâng cấp.

Mở rộng đô thị

Bà Nguyễn Thị Dạ Thảo cho hay, địa phương tập trung nguồn lực xây xựng, sớm hình thành trung tâm đô thị Thanh Hà theo hướng “văn minh, hiện đại, an toàn, thân thiện”. Theo đó, xây dựng đô thị theo hướng lấy trục Tỉnh lộ 4 (đoạn từ cầu Thanh Hà đến Trường THCS Đặng Tất), trục đường tây Quảng Thành và trục đường Thành Trung - Kim Đôi làm không gian chính của trung tâm đô thị. Mở rộng hợp lý đô thị về phía đông (Thành Trung), phía tây (Phú Lương A) với quy mô diện tích khoảng 300 ha.

Có thể thấy rõ định hướng của Quảng Điền hướng đến xây dựng đô thị Thanh Hà trở thành trung tâm tiểu vùng phía đông nam của huyện với thế mạnh về các loại hình kinh tế dịch vụ tổng hợp, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch sinh thái. Đây còn là trung tâm giao lưu mua bán hàng hóa (đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp) của vùng liên huyện Quảng Điền, TX. Hương Trà, TP. Huế.

Trước mắt tập trung kêu gọi xã hội hóa trong việc đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, thể thao, giáo dục, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa như chợ Tây Ba, thành Hóa Châu... Đồng thời, kêu gọi sự tham gia của người dân trong việc đóng góp kinh phí xây dựng, nâng cấp, chỉnh trang các công trình vừa và nhỏ, như lát vỉa hè, cải tạo cây xanh, điện chiếu sáng, các thiết chế văn hóa – thể thao khu phố, đường giao thông nội thị, vệ sinh môi trường, tuyến đường phố văn minh đô thị. Đối với các hạng mục, dự án công trình lớn sẽ tranh thủ nguồn lực từ Trung ương, tỉnh hỗ trợ. Riêng nguồn lực của huyện được huy động từ khai thác hợp lý quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng...

Tăng trưởng kinh tế bình quân của Quảng Thành 3 năm gần đây đạt 8,65%. Tổng giá trị sản xuất (GDP) năm 2020 của xã ước 464,02 tỷ đồng; tổng thu nhập bình quân đầu người đến nay trên 37 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn hơn 5%... Đây chính là tiền đề, động lực quan trọng để xây dựng đô thị Thanh Hà...

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn

Sáng 6/4, lãnh đạo huyện Phú Lộc thông tin, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện Phú Lộc đang triển khai xây dựng dự án (DA) tuyến đường đô thị mới La Sơn (Lộc Sơn) với kinh phí gần 152 tỷ đồng. DA giao trách nhiệm cho BQL Đầu tư Xây dựng khu vực huyện Phú Lộc làm chủ đầu tư.

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn
“Năng lượng” mới

Cuối tuần này sẽ diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch đô thị chung Thừa Thiên Huế đến năm 2045, định hướng đến năm 2065. Đây được xem là dấu mốc trong hành trình xây dựng Thừa Thiên Huế khởi đầu một giai đoạn phát triển bền vững với chiến lược đánh thức nguồn “năng lượng” mới.

“Năng lượng” mới

TIN MỚI

Return to top