ClockThứ Bảy, 08/05/2021 14:19

Hiểm họa từ xe quá tải

TTH - Ô tô chở hàng quá tải trọng gây ra nhiều hệ lụy, nhất là làm hư đường sá, mất an toàn giao thông (ATGT). Đây là vấn đề được Phó Thủ tướng Thường trực- Trương Hòa Bình, Trưởng Ban ATGT quốc gia nhấn mạnh tại hội nghị trực tuyến sơ kết công tác ATGT quý 1/2021 mới đây và đề nghị các ban ngành chức năng phải quyết liệt kiểm tra xử lý triệt để.

Xe chở keo, tràm hoành hành trên quốc lộXe tải qua cầu yếu: Tiềm ẩn nguy cơTăng nguy cơ tai nạn giao thôngXe quá tải hoành hànhChấn chỉnh xe quá tải trên tuyến tránh Huế

Xe chở hàng có biểu hiện quá tải lưu thông trên QL49B hướng lên huyện vùng cao A Lưới

“Gồng” mình

Hàng ngày, trên các tuyến quốc lộ (QL), tỉnh lộ (TL) đi qua địa bàn TP. Huế, TX. Hương Thủy, Hương Trà... dễ dàng gặp hàng loạt phương tiện chở hàng có biểu hiện quá tải.

Ghi nhận trên tuyến TL 7 (đường tránh Huế - ngã ba Dạ Lê, Thủy Phương) chưa đến 1 giờ trong buổi sáng đã có gần 30 lượt xe chở đất đá “quá ngọn” ngược ra từ các mỏ khoáng sản, che chắn bạt sơ sài. Tuyến đường này được xem là trục giao thông huyết mạch được đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội liên vùng nhưng bây giờ người dân gọi là tuyến đường chưa đến 6km này là “hung thần xa lộ”. Thường được nâng cấp, sửa chữa nhưng tuyến đường luôn trong tình trạng hằn lún, rạn nứt, “ổ gà”, “ổ voi” vì hàng ngày có lưu lượng lớn xe chở gỗ keo, cát, xi măng...

Tại đường tránh Huế, nhất là đoạn từ điểm kết nối TL7 ngược lên phía cầu Tuần (Thủy Bằng, Hương Thủy); hay đường Võ Văn Kiệt nối về TL10A (Phú Mỹ, Phú Vang) liên tục phải “gồng gánh” hàng đoàn xe chở đất đá có biểu hiện quá tải.

Tại địa bàn phía bắc của tỉnh, mỗi ngày trên tuyến TL16 đi qua địa bàn phường Hương Văn, Hương Vân và Tứ Hạ (thị xã Hương Trà) bị nhiều xe tải, xe ben của các doanh nghiệp có dấu hiệu chở quá tải trọng cát, đất, đá băm nát, khiến việc đi lại cũng như môi trường sống của người dân ảnh hưởng nghiêm trọng.

TL11A, đoạn qua xã Phong Sơn, Phong Xuân (Phong Điền) hàng ngày cũng gồng mình gánh hàng chục lượt xe cỡ lớn chuyên chở vật liệu xây dựng đi qua. Ghi nhận thực tế và từ phản ánh của người dân ở xã Phong Sơn mới đây, nhiều xe chở đất đá phục vụ dự án san nền cao tốc Cam Lộ - La Sơn, có trường hợp chạy vào ban đêm đều chất hàng vượt thành, thùng.

Nhiều tuyến đường khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, nhất là các trục từ QL1A xuôi về cảng vừa đầu tư đưa vào sử dụng chừng vài năm đã bị lún, nứt nẻ, dồn “sống trâu” mà một trong những nguyên nhân là xe quá tải trọng ra vào “ăn hàng” ở cảng Chân Mây. Tại đây, xe tải với mật độ dày, thùng chất đầy than, dăm gỗ lưu thông làm rơi vãi xuống đường, gây ô nhiễm môi trường, mất ATGT. 

Hiểm họa 

Những năm gần đây, Thừa Thiên Huế huy động hàng ngàn tỷ đồng để đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông trọng điểm. Cùng với đó, tỉnh còn chi hàng trăm tỷ đồng để bảo trì, bảo dưỡng định kỳ hàng năm. Việc bảo vệ hạ tầng giao thông được quan tâm chỉ đạo thường xuyên.

Thời gian qua, Ban ATGT tỉnh cùng các ngành chức năng triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, xử lý các xe chở hàng hóa quá trọng tải cho phép ở các tuyến QL, TL...Thế nhưng hiệu quả mang lại chưa cao vì công tác tổ chức quản lý chưa đồng bộ của ngành chức năng và địa phương; thiếu thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, nhất là cấp huyện. Hơn nữa, các phương tiện vận chuyển hàng hóa ở địa phương luôn tìm cách trốn tránh việc kiểm tra lực lượng chức năng.

Đáng nói, nhiều doanh nghiệp (DN) vận tải hiện vẫn chưa nhận thức được trách nhiệm trong việc góp phần đảm bảo ATGT, tình trạng tài xế chạy ẩu, xe chở quá trọng tải còn có sự “tiếp tay” của chủ DN. Như xe vận chuyển quá kích thước thành, thùng không phải là do tài xế tự cơi nới. Trong khi đó, nhiều chủ DN không quản lý chặt chẽ, hợp đồng với tài xế chạy “ăn” chuyến dẫn đến nguyên nhân chạy nhanh, phóng ẩu để tăng chuyến, tăng thêm thu nhập.

Đại diện Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh nhìn nhận, công tác quản lý lái xe, quản lý ATGT của DN, chủ xe còn buông lỏng. DN thường khoán trắng cho lái xe về bảo đảm an toàn kỹ thuật và vận hành phương tiện. Vì vậy mới có chuyện người dân không thể xác định đâu là chủ nhân của xe khi chạy trên đường, bởi xe của công ty này khi lưu thông lại mang logo, thương hiệu đơn vị khác.

Tại hội nghị trực tuyến ATGT quý 1/2021 mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, xe chở quá tải là hành động “phá” các tuyến đường. Nhiều tuyến đường bị sụt lún, “ổ gà”, “ổ voi” do không chịu nổi tải, nguy cơ mất ATGT. Xe chở quá tải còn ảnh hưởng đến các thao tác khi lái xe, không kịp phản ứng và xử lý tình huống chuẩn xác… Đây còn là nguyên nhân gây ra các hư hỏng đột ngột, như nổ lốp, mất hiệu lực của phanh, lật xe khi vào cua... dẫn đến nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng gần đây trên địa bàn phường An Đông (TP. Huế) và Thủy Phương, Thủy Dương (TX.Hương Thủy)...

Bài, ảnh: SONG MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiểm họa từ xe chở ống cống bê tông

Những ống cống bê tông cốt thép nặng hàng tấn được chất đầy trên xe tải có thể trở thành “hung thần” bất cứ lúc nào nếu dây xích bị đứt. Tình trạng này đã xảy ra nhiều địa phương và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người tham gia giao thông.

Hiểm họa từ xe chở ống cống bê tông
Hiểm họa từ chợ cạnh đường

Tình trạng họp chợ ở cạnh đường lớn đã tiềm ẩn hiệm họa về tai nạn giao thông từ lâu đã được dư luận phản ánh. Thử gõ tìm kiếm trên Google với cụm từ “Xe mất lái tông vào chợ” sẽ cho nhiều kết quả về những vụ tai nạn giao thông khiến nhiều người thương vong ở những ngôi chợ nằm cạnh đường.

Hiểm họa từ chợ cạnh đường
“Bẫy” người đi đường

Cứ vào mùa thu hoạch, tại một số tuyến đường ở vùng quê, vùng nông thôn, người dân lại chiếm dụng làm nơi để phơi lúa.

“Bẫy” người đi đường
Nuôi chó thả rông - hiểm họa khôn lường

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện bệnh dại trên người, nhưng cả nước đã ghi nhận 23 ca tử vong do bệnh dại ở 22 tỉnh, tăng 13 ca so với cùng kỳ năm trước và gần 70 ngàn người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh dại (tăng 11% so với cùng kỳ năm trước).

Nuôi chó thả rông - hiểm họa khôn lường

TIN MỚI

Return to top