ClockThứ Sáu, 23/07/2021 15:43

Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh vận tải vượt khó

TTH - Nhiều doanh nghiệp (DN), chủ xe kinh doanh vận tải (KDVT) gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có những chính sách hỗ trợ kịp thời...

Cần những chính sách hỗ trợ dễ tiếp cận cho doanh nghiệp vận tảiĐề xuất lùi thời hạn lắp camera trên xe kinh doanh vận tảiHội nghị Bộ trưởng Tài chính G7: Những vấn đề đồng thuận

Kiểm định xe tại Trung tâm đăng kiểm cơ giới Thừa Thiên Huế

Sẽ tăng chu kỳ kiểm định xe kinh doanh vận tải

Thông tư 70/2015/TT-BGTVT ngày 9/11/2015 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Thông tư 70), ô tô chở người dưới 9 chỗ không KDVT có chu kỳ kiểm định lần đầu là 30 tháng. Các mốc đăng kiểm kế tiếp được quy định dựa vào năm sản xuất của xe.

Đối với ô tô chở người dưới 9 chỗ có kinh doanh dịch vụ vận tải và ô tô chở người các loại trên 9 chỗ sẽ được chia ra thành 2 loại. Với các loại ô tô chưa cải tạo sẽ có chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 18 tháng, chu kỳ kế tiếp sẽ là 6 tháng/lần. Trường hợp ô tô chở người dưới 9 chỗ có kinh doanh dịch vụ vận tải và ô tô chở người các loại trên 9 chỗ có cải tạo lại sẽ có chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 12 tháng và tiếp theo là 6 tháng/lần.

Ông Giáp Hòa, Giám đốc HTX Vận tải công nghệ Huế chia sẻ, hiện nay tùy theo loại ô tô mà giá của mỗi lần đăng kiểm từ 340-600 nghìn đồng/xe. Đối với các DN vận tải có nhiều phương tiện hoạt động thì chi phí bỏ ra cho hoạt động đăng kiểm hằng năm không hề nhỏ. Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực GTVT, ông Hòa cho rằng, các quy định hiện hành của Bộ GTVT buộc DN vận tải và người lái xe phải xây dựng và thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông. Quy trình được thực hiện cụ thể, chi tiết với nhiều khâu, từ kiểm tra theo dõi kỹ thuật cho đến lập kế hoạch để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện.

Trong khi các DN phải thực hiện các điều kiện về an toàn ngày càng tăng lên và chấp hành khá nghiêm túc mà chu kỳ đăng kiểm phương tiện lại rút ngắn xuống sẽ tạo ra sự lãng phí lớn và gây khó khăn, giảm sức cạnh tranh của DN. Do đó, cơ quan chức năng nên tăng thời gian kiểm định ở những lần đăng kiểm đầu để giảm chi phí cho các DN.

Liên quan đến vấn đề này, hiện nay Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tham mưu hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 70. Chu kỳ kiểm định của ô tô chở người các loại đến 9 chỗ có KDVT sẽ được điều chỉnh từ 18 tháng lên 24 tháng đối với chu kỳ đầu và từ 6 lên 12 tháng đối với chu kỳ định kỳ.

Giảm thủ tục, chi phí

Thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, đơn vị đang nghiên cứu bỏ giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (giấy đăng kiểm), nhằm giúp giảm thủ tục và chi phí trong việc đăng kiểm cho chủ xe.

Sắp đến, sau khi đăng kiểm phương tiện, các trung tâm sẽ chỉ cấp tem dán trên kính lái có bổ sung mã vạch QR để tiện tra cứu mà không cấp giấy đăng kiểm như trước. Lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát giao thông trên đường chỉ cần quét mã vạch các thông số kỹ thuật, khi đó thời hạn đăng kiểm xe sẽ hiện ra trong dữ liệu.

Ông Đào Hữu Long, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế chia sẻ, việc bỏ giấy chứng nhận kiểm định giúp thuận lợi hơn cho chủ phương tiện, góp phần giảm thủ tục, chi phí trong lĩnh vực đăng kiểm. Khi thực hiện số hóa tra cứu đăng kiểm phương tiện phải đảm bảo hiện lên cả hình ảnh phương tiện và các thông số kỹ thuật, thời hạn đăng kiểm. Việc số hóa công tác đăng kiểm cần có lộ trình phù hợp.

Hiện nay giấy chứng nhận đăng kiểm được cấp chủ yếu phục vụ cho công tác tuần tra kiểm soát phương tiện trên đường. Ngoài ra cũng cung cấp cho lái xe biết được các thông số kỹ thuật phương tiện. Nếu ứng dụng công nghệ vào quản lý sẽ giúp chủ xe tránh được rủi ro thất lạc giấy tờ, bớt chi phí đăng kiểm.

Đại diện lãnh đạo Trung tâm Đào tạo lái xe Tâm An cho rằng, khi điện tử hóa chứng nhận đăng kiểm ô tô, các trung tâm đăng kiểm cũng không phải in ấn hay quản lý phôi giấy chứng nhận. Thay vào đó sẽ quản lý giấy chứng nhận từ công nghệ điện tử, góp phần ngăn chặn tình trạng làm giấy đăng kiểm giả nhằm qua mặt cơ quan chức năng...

Bài, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải là một trong những giải pháp quan trọng của ngành chức năng, nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), tạo môi trường kinh doanh vận tải (KDVT) lành mạnh.

Siết chặt quản lý phương tiện vận tải
“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

TIN MỚI

Return to top