ClockThứ Ba, 07/01/2020 14:40

Hoàn thành bàn giao mặt bằng thi công cao tốc Cam Lộ - La Sơn tháng 2/2020

TTH.VN - Đó là kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương về tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn tỉnh diễn ra sáng 7/1.

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc cao tốc Cam Lộ - La SơnDự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Cuối tháng 9 bàn giao 10 km mặt bằng đầu tiênĐẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đường Cam Lộ - La SơnĐẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Cắm mốc giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng cao tốc Cam Lộ- La Sơn tại địa bàn huyện Phong Điền

Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn Thừa Thiên Huế có chiều dài 62,5km, đi qua 4 địa phương (Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc), tổng diện tích thu hồi khoảng 430 ha, di dời 798 lăng mộ, có 1616 hộ dân bị ảnh hưởng (trong đó có 178 hộ dân phải di dời tái định cư).

Ban quản lý dự án đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn cho biết, đến nay đơn vị đã nhận bàn giao mặt bằng được 38,4/62,5km (đạt 61%), dự kiến trong tháng 1/2020 sẽ tiếp nhận thêm 18,5km và tháng 02/2020 sẽ tiếp nhận 5,6km còn lại và hoàn thành tiến độ bàn giao mặt bằng theo kế hoạch.

Theo báo cáo của các địa phương, công tác giải phóng mặt bằng nhìn chung khá thuận lợi, các hộ dân đều đồng tình và thực hiện tốt công tác hoàn trả đất đai thu hồi. Riêng đối với các hộ dân thuộc diện di dời, tái định cư cũng đã thống nhất di dời đến nơi ở mới; đã có 3/9 khu tái định cư đã khởi công xây dựng hạ tầng, trong tháng 01/2020 sẽ khởi công xây dựng hạ tầng các khu tái định cư còn lại để kịp thời có mặt bằng cho các hộ dân thuộc diện di dời xây dựng nhà ở.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá cao sự quyết liệt triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của các địa phương nơi có tuyến đường đi qua. Đồng thời nhấn mạnh, đây là dự án lớn của Quốc gia có tầm đặc biệt quan trọng không chỉ cho phát triển hạ tầng giao thông mà còn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Vì vậy các địa phương tiếp tục rà soát, phối hợp chặt chẽ với ban quản lý dự án và các sở, ngành liên quan để bàn giao mặt bằng đối với những đoạn đường còn lại và hoàn thành công tác bàn giao vào tháng 2/2020 theo kế hoạch đề ra.

Tin, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thưởng tiền người giao mặt bằng sớm

Sau khi Luật Đất đai năm 2024 và các nghị định hướng dẫn thi hành có hiệu lực, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) nhanh chóng tham mưu, dự thảo, lấy ý kiến trình UBND tỉnh ban hành các quy định thuộc thẩm quyền để sớm triển khai tại địa phương.

Thưởng tiền người giao mặt bằng sớm
Tháo nhiều điểm nghẽn trong quản lý đất đai - Bài 1: Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng

Cùng thời điểm, Luật Đất đai 2024 và các luật Kinh doanh bất động sản (BĐS), Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực vào 1/8. Các nhà chuyên môn đánh giá đây là bước đột phá tháo gỡ những rào cản, vướng mắc, chồng chéo các chính sách liên quan trong việc quản lý đất đai để khơi thông nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Tháo nhiều điểm nghẽn trong quản lý đất đai - Bài 1 Tạo đồng thuận trong giải phóng mặt bằng
Tạo được sự đồng thuận của người dân trong giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng và khó khăn nhất hiện nay trong việc thực hiện các công trình, dự án (DA) trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bằng cách làm linh hoạt, chủ động của cấp ủy, chính quyền địa phương, việc khó này dần được tháo gỡ trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận của người dân.

Tạo được sự đồng thuận của người dân trong giải phóng mặt bằng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top