ClockThứ Năm, 28/09/2023 10:44

Mặt bằng cho dự án trọng điểm

TTH - Nhiều công trình trọng điểm đang triển khai, nhưng thiếu mặt bằng để thi công dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ. Chủ đầu tư, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế đang triển khai nhiều giải pháp để sớm có mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.

Dự kiến thông xe kỹ thuật vào tháng 10 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh phê bình địa phương chậm bàn giao mặt bằngTăng tốc tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án giao thông trọng điểmTháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương chưa đảm bảo mặt bằng để thi công trụ P4 và mố A2 

Dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (DA) được khởi công tháng 12/2022, với tổng mức đầu tư hơn 2.281 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng Công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư. Trong đó, giai đoạn 1 hơn 1.855 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương (ngân sách Trung ương 800 tỷ đồng), do Liên danh Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính - Công ty CP Quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế thi công với thời gian 3 năm.

Sau một thời gian thi công, nhà thầu Công ty TNHH xây dựng và thương mại Trung Chính đang triển khai thi công tất cả các mũi trên các mố, trụ công trình, trừ trụ P4 và mố A2 đang vướng mặt bằng. Theo Ban QLDA Đầu tư xây dựng Công trình giao thông tỉnh, khó khăn nhất hiện nay là vẫn chưa đảm bảo mặt bằng để thi công trụ P4 và mố A2 ở phía phường Phường Đúc. Chủ đầu tư, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế và các đơn vị liên quan đang tập đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB).

Theo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế, tổng diện tích đất thu hồi phục vụ DA có khoảng 35.700m2, trong đó tại phường Kim Long hơn 22.700m2 và phường Phường Đúc gần 13.000m2. Các trường hợp bị ảnh hưởng GPMB tại phường Kim Long gồm có 26 thửa đất thu hồi, dự kiến tái định cư (TĐC) gồm 17 hộ (7 hộ chính và 10 hộ phụ); tại phường Phường Đúc gồm 105 thửa đất thu hồi với 161 hộ.

Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế Bùi Ngọc Chánh thông tin, đối với DA, tại khu vực phường Phường Đúc các trường hợp bị ảnh hưởng GPMB gồm có 105 thửa đất bị thu hồi, với 72 hộ chính và 89 hộ phụ bị ảnh hưởng. Quỹ đất nhận bàn giao tại khu TĐC Lịch Đợi giai đoạn 3 gồm 142 lô (25 lô có diện tích trên 100m2 và 117 lô diện tích 100m2). Hiện nay chủ đầu tư đang điều chỉnh quỹ đất và đánh số thửa, trích lục thửa đất để bàn giao cho trung tâm bố trí TĐC cho các hộ dân.

Tương tự, tại Dự án xây dựng tuyến đường ven biển và cầu qua cửa Thuận An (DA), Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế đã hoàn thành việc kiểm kê mộ trong phạm vi thuộc xã Hải Dương, với số lượng 609 lăng mộ các loại của 97 hộ. UBND TP. Huế đã có quyết định phê duyệt với tổng giá trị là đền bù hơn 8 tỷ đồng. Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố đã tiến hành chi trả tiền bồi thường hỗ trợ tại UBND xã Hải Dương. Trong đó, số trường hợp đăng ký nhận tiền tạm ứng để di dời mồ mả là 75 hộ/85 hộ, với số tiền đã chi là 7 tỷ đồng, một số trường hợp còn lại đang chờ phê duyệt lăng có kiến trúc đặc biệt phức tạp để nhận tiền và di dời cùng một lần.

Đối với 90 trường hợp nằm tập trung vướng mặt bằng thi công đoạn 1,4km đầu tuyến Hải Dương, tháng 8/2023, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã phối hợp với UBND xã Hải Dương vận động để các hộ bàn giao mặt bằng trước, sau khi có quyết định phê duyệt các hộ sẽ tiến hành nhận tiền. Trên cơ sở buổi vận động, các hộ gia đình, cá nhân đã đồng ý bàn giao mặt bằng và nhận tiền sau. Hiện nay, đã có mặt bằng để chủ đầu tư thi công đảm bảo tiến độ thực hiện DA.

Đối với khu vực thuộc phường Thuận An, UBND TP. Huế đã có quyết định phê duyệt số tiền đền bù mồ mả với tổng giá trị là hơn 2,4 tỷ đồng với 86 hộ. Hiện nay, các hộ gia đình, cá nhân đã và đang liên hệ trung tâm để nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và di dời theo trình tự quy định.

Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Huế đánh giá, đây là khu vực có số hộ TĐC đông và hầu như không có giấy tờ sử dụng đất mà mua bán viết tay qua các thời kỳ, việc kê khai đúng chủ sử dụng đất một số hộ không còn ở tại địa phương. Để sớm xác nhận hồ sơ nguồn gốc đất cũng như thẩm tra hồ sơ về tình trạng sinh sống và nhà ở, đề nghị UBND phường tăng cường họp tại các tổ, khu vực để vận động người dân kê khai và cùng với công an khu vực xác nhận tình trạng sinh sống để sớm có hồ sơ xem xét lập phương án TĐC.

Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng Công trình giao thông tỉnh thông tin, mới đây, UBND tỉnh đã có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại cuộc họp nghe báo cáo công tác GPMB, TĐC, tiến độ thi công các DA nêu trên.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban QLDA Đầu tư và xây dựng công trình giao thông tỉnh, UBND TP. Huế và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục triển khai, hoàn thành các công việc, nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch, tập trung chỉ đạo, yêu cầu các nhà thầu huy động, nỗ lực, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ thi công, giải ngân hết số vốn đã bố trí cho dự án; đảm bảo tiến độ thông xe kỹ thuật cả 2 cầu Thuận An và Nguyễn Hoàng trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm 2024 (trước ngày 15/10/2024).

Đối với DA cầu vượt sông Hương và đường Nguyễn Hoàng, về quỹ đất TĐC cho các hộ ở nút giao phía bờ Bắc cầu vượt sông Hương (Kim Long), thống nhất nguyên tắc bố trí các hộ TĐC vào khu Kim Long giai đoạn 5; đường dẫn và nút giao phía bờ Nam cầu vượt sông Hương (Phường Đúc), thống nhất chủ trương bố trí vào các khu TĐC theo thứ tự: Lịch Đợi (2, 3); khu Bàu Vá (1, 2, 4). Giao UBND TP. Huế phối hợp với chủ đầu tư dự án khu TĐC hoàn thiện các thủ tục liên quan, thống nhất việc bàn giao, tiếp nhận, bố trí TĐC theo đúng quy định.

Đối với đất TĐC cho 1,08km đường Nguyễn Hoàng (dự kiến 60 lô), giao UBNDTP. Huế chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư và Sở Xây dựng nghiên cứu chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở khu Kim Long 5, quỹ đất sẵn có, phù hợp để bố trí TĐC đảm bảo tiến độ yêu cầu của DA.

Đối với DA tuyến đường bộ ven biển và cầu qua cửa Thuận An, chủ đầu tư chỉ đạo và yêu cầu nhà thầu huy động thiết bị, làm đường công vụ để đưa máy móc, thiết bị vào thi công từng phân đoạn tuyến đã bàn giao, tuyệt đối không chờ bàn giao hết mặt bằng mới thi công.

Phần đường dẫn phía Nam cầu, phường Thuận An, đoạn bố trí TĐC, bàn giao mặt bằng trước ngày 30/12/2023. Về tiến độ xây dựng Dự án khu TĐC B5, UBND TP. Huế chủ trì, chịu trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, giám sát trong quá trình triển khai dự án cho đến khi hoàn thành. Đảm bảo hoàn thành việc cắm mốc phân lô, bàn giao đất TĐC tại hiện trường cho các hộ dân trong năm 2023.

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN - HÀN ĐĂNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”

Dự án thi công chậm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không đáp ứng được theo yêu cầu, nguyên nhân bắt nguồn từ những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Dù vậy, vẫn chưa có một kịch bản cụ thể nào cho công tác giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án trọng điểm nhằm giải bài toán vướng mắc trong đầu tư

Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

TIN MỚI

Return to top