ClockThứ Năm, 02/05/2019 06:45

Nâng cấp Cảng Thuận An

TTH - Cảng Thuận An (do Công ty CP Cảng Thuận An quản lý) đang được đầu tư nâng cấp để nâng cao năng lực tiếp nhận phương tiện thủy, bốc dỡ hàng hóa…

Cảng cá Thuận An vẫn còn ô nhiễmChấn chỉnh môi trường tại cảng cá Thuận AnLuồng lạch, bến đỗ cho tàu cá: Chưa đáp ứng yêu cầu

Hoạt động tiếp nhận, bốc dỡ hàng tại Cảng Thuận An

Nạo vét cốt luồng đạt 4,5m

Nằm ở vị trí khá thuận lợi, cách TP. Huế khoảng 15 km, cách Khu công nghiệp Phú Bài (TX. Hương Thủy) chừng 25km và có Quốc lộ 49 chạy qua, hệ thống cầu cảng Thuận An theo thiết kế tiếp nhận được tàu đến 3.200 tấn. Tuy nhiên, do luồng bị bồi lắng, hạn chế độ sâu nên hiện nay cảng chỉ đáp ứng những tàu tải trọng dưới 1.500 tấn.

Thời điểm này, dù trời yên biển lặng nhưng tàu hàng (trọng tải 1.000-1.500 tấn) vào cảng khó khăn. Các tàu đều lợi dụng thủy triều lên cao mới chầm chậm tiến được vào cửa biển, khi đoạn qua cửa biển chỉ dài 500m đều bị bồi lắng nhiều năm nay.

Ông Trương Văn Đông, Giám đốc Công ty CP Cảng Thuận An cho biết, những năm qua, luồng vào cảng luôn bị bồi lấp, thường xuyên ở ngưỡng 3m chưa đáp ứng được nhu cầu của chủ hàng và chủ tàu là nguyên nhân hạn chế lượng hàng thông qua. Mặt khác, lượng hàng thông qua cảng (chủ yếu clinker trung chuyển xuất khẩu, than, gỗ, cát bao đã qua chế biến) năm 2018 là 286.000 tấn, năm 2017 là 323.500 tấn, có sự suy giảm năm 2018 so với năm 2017 do sản lượng clinker đầu 2018 xuất qua cảng Hợp Thịnh - Cửa Việt (Quảng Trị).

Để nâng cao năng lực tiếp nhận phương tiện thủy, bốc dỡ hàng hóa tại cảng, trước mắt đơn vị đã có kế hoạch nạo vét luồng đạt độ sâu phù hợp cho các tàu có tải trọng đến 3.000 tấn ra vào. Theo đó, trong năm 2019, từ nguồn vốn sự nghiệp duy tu luồng lạch thường xuyên, Bộ GTVT đã có kế hoạch nạo vét luồng Thuận An với cốt luồng sau nạo vét đạt 4,5 m.

Theo ông Đông, do tính phức tạp của luồng Thuận An thường xuyên biến động, bồi lấp, thay đổi hướng tuyến nên giải pháp căn cơ là tiến hành đầu tư đê kè chỉnh trị luồng.

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho hay, song song với việc nạo vét luồng lạch ra vào cảng hàng năm, giải pháp lâu dài là xây nối dài kè phía Nam và phía Bắc của cảng Thuận An nhằm ngăn luồng cát đẩy từ cửa biển vào luồng lạch. Hiện tại, UBND tỉnh đang giao cho Ban Quản lý dự án (DA) Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư để triển khai DA nối dài bờ kè này.

Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Giám đốc Ban Quản lý DA Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh thông tin, hiện nay UBND tỉnh đã có quyết định chủ trương đầu tư, phía đơn vị đang triển khai lập DA đầu tư xây kè nối dài tại Thuận An. Theo đó, dự kiến sẽ xây bờ kè nối dài kè phía Nam của cảng thêm 140m tổng giá trị đầu tư 40 tỷ đồng, giữa tháng 7/2019 sẽ triển khai thi công.

“Hiện tại bờ kè phía Bắc cảng cần đầu tư thêm 1.000m (chống sạt lở cho khu vực xã Hải Dương, TX. Hương Trà), kè phía Nam cần đầu tư thêm 950m. Tuy nhiên, do kinh phí có hạn nên sẽ được phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn. Xây kè chỉnh trị là giải pháp lâu dài, bền vững nhằm ngăn cát chảy từ cửa biển vào luồng lạch tàu qua đoạn kè phía Nam”, ông Cường nói.

Hoàn thiện hạ tầng

"Quyết tâm thực hiện thành công việc nạo vét khắc phục các điểm cạn cục bộ trên luồng nhằm duy trì độ sâu luồng giữa 2 lần nạo vét. Chủ trương tiến hành ngay sau kỳ nạo vét từ nguồn ngân sách mà theo kế hoạch của Cục Hàng hải Việt Nam sẽ thực hiện vào tháng 6/1019. Thực hiện đúng quy hoạch của Chính phủ và UBND tỉnh đối với khu Cảng Thuận An đã được phê duyệt tầm nhìn đến 2030", Giám đốc Công ty CP Cảng Thuận An thông tin.

Ông Trương Văn Đông cho biết thêm, kế hoạch lượng hàng qua cảng năm 2019 đạt 330.000 tấn. Trong thời gian qua nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận phương tiện thủy, bốc dỡ hàng hóa, Cảng Thuận An đã không ngừng cải tiến phương thức quản lý, phương thức sản xuất theo hướng công nghiệp hóa sản xuất nhằm tinh giảm lực lượng quản lý, lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.

Đi kèm theo đó là việc đầu tư thiết bị công cụ sản xuất như xe cẩu có công suất và công năng phù hợp hơn, gàu ngoạm có dung tích lớn hơn, đầu tư thêm trạm cân có chiều dài và kích thước phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Kết hợp với khách hàng thực hiện việc sử dụng máng rót đối với hàng rời… Hiện tại, năng lực giải phóng hàng tổng hợp của Cảng Thuận An đạt đến trên 500.000 tấn/năm.

Theo ông Đông, hiện nay năng lực xếp dỡ của cảng đã vượt quá hàng hóa thực tế thông qua hàng năm. Do vậy, các hạng mục đầu tư chính chủ yếu ở phương án sẵn sàng đầu tư khi luồng đạt độ sâu phù hợp cho các tàu có tải trọng đến 3.000 tấn, hoặc hơn nữa ra vào cảng.

Cũng theo ông Đông, ngoài duy trì tốt hạ tầng hiện có, tiếp tục cải tiến công cụ, phương thức sản xuất nhằm tăng năng suất lao động và năng lực giải phóng hàng hóa. Sẵn sàng các phương án đầu tư từ công cụ thiết bị đến hạ tầng bến cảng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu xếp dỡ các phương tiện tàu hàng lớn hơn (trên 3.000 tấn), khi luồng ra vào cảng ổn định ở độ sâu phù hợp, góp phần giảm tải cho Cảng Chân Mây (Phú Lộc) và đem đến hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Huế và khu vực phía bắc tỉnh.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương
Return to top