ClockThứ Ba, 06/06/2023 10:30

Nhận chìm hơn 480.000 m3 vật chất nạo vét ở vùng biển Lộc Vĩnh

TTH.VN - UBND tỉnh vừa cấp phép cho Ban quản lý (BQL) Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh nhận chìm hơn 480.000m3 vật chất nạo vét xuống vùng biển xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc).

Phê duyệt 2 khu vực nhận chìm chất nạo vét 800 ha ngoài biểnNhận chìm chất nạo vét: Các hoạt động phải được giám sát chặt chẽ

leftcenterrightdel
 Kiểm tra mẫu nước trên vùng biển Phú Lộc

Theo Giấy phép nhận chìm ở biển, BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh được cấp phép nhận chìm 480.808,45m3 vật chất nạo vét tại khu vực xây dựng công trình đê chắn sóng và luồng tàu vào cảng Chân Mây, thuộc dự án Đê chắn sóng cảng Chân Mây – giai đoạn 2.

Thành phần của chất nạo vét chủ yếu là bùn (sét rất dẻo, màu xám xanh, xám ghi, trạng thái chảy) và cát bụi, màu xám ghi, kết cấu rời rạc. Tỷ lệ bùn sét chiếm 83,7%, cát chiếm 16,3%. Chất nạo vét được nhận chìm không chứa chất phóng xạ, chất độc, chất thải nguy hại vượt quá quy chuẩn an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Địa điểm khu vực nhận chìm vật chất nạo vét thuộc vùng biển xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc. Đây là địa điểm nằm trong khu vực nhận chìm chất thải nạo vét ngoài biển thuộc phạm vi quản lý tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 622 ngày 23/3/2023.

Khu vực biển sử dụng để nhận chìm có diện tích là 49ha, có tọa độ thể hiện trên bản đồ khu vực biển sử dụng để nhận chìm kèm theo Giấy phép được cấp cho BQL Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, có độ sâu sử dụng từ 30m đến 31m tính từ mức “0” hệ cao độ quốc gia.

leftcenterrightdel
 Khu vực nhận chìm có diện tích 49 ha thuộc vùng biển xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc)

Phương tiện, cách thức nhận chìm sử dụng xáng cạp dung tích từ 6m3 đến 12m3, sà lan tự hành 1.000 tấn (dung tích 654m3), tàu kéo đẩy có công suất 1.200CV (mỗi sà lan vận chuyển 3 chuyến/ngày); nhận chìm trung bình khoảng 7.879 m3/ngày, tối đa 14.400 m3/ngày; nhận chìm vật chất nạo vét theo hình thức xả đáy. Thời hạn được nhận chìm vật chất nạo vét xuống biển là 18 tháng.

UBND tỉnh yêu cầu chỉ được tiến hành nhận chìm sau khi được giao khu vực biển theo quy định pháp luật. Lập và phê duyệt, niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường của dự án tại địa phương.

Trường hợp có các dấu hiệu không đảm bảo an toàn, nhận chìm không đúng vị trí hoặc không đúng thành phần của chất nạo vét hoặc khối lượng bị hao hụt trong quá trình vận chuyển vật chất nhận chìm hoặc một trong các thông số quan trắc, giám sát môi trường vượt giới hạn cho phép thì phải dừng ngay hoạt động nhận chìm và thực hiện ngay các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường, khắc phục sự cố; đồng thời báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tin, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành phố Huế, huyện Phú Lộc và thị xã Hương Thủy họp bàn đẩy nhanh tốc độ phát triển KT- XH

Sáng 10/10, Thành ủy Huế tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ 14 (mở rộng) khóa XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tham dự và chủ trì hội nghị có UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định; đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố và các ban ngành trên địa bàn.

Thành phố Huế, huyện Phú Lộc và thị xã Hương Thủy họp bàn đẩy nhanh tốc độ phát triển KT- XH
Nông dân sản xuất giỏi ở Phú Lộc

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong những phong trào được Hội Nông dân (HND) huyện Phú Lộc tích cực triển khai. Nhiều hội viên đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đưa các cây, con mới vào phát triển kinh tế, tạo ra nhiều mô hình cho thu nhập cao.

Nông dân sản xuất giỏi ở Phú Lộc
Phú Lộc: Thiếu giáo viên & nỗi lo chất lượng

Toàn huyện Phú Lộc đang thiếu gần 100 giáo viên và nhân viên. Đây là một rào cản rất lớn khiến các trường học khó đảm bảo tỷ lệ dạy học 2 buổi/ngày và nỗi lo ảnh hưởng chất lượng dạy học năm học 2024 - 2025.

Phú Lộc Thiếu giáo viên  nỗi lo chất lượng
Return to top