ClockThứ Sáu, 24/02/2023 07:20

Nhiều kỳ vọng từ Aeon Mall Huế

TTH - Khởi công ngày 11/2/2022, dự kiến hoạt động vào nửa cuối năm tài chính 2024, Trung tâm Thương mại (TTTM) Aoen Mall Huế (khu đất TM-DV7 thuộc khu A – Đô thị mới An Vân Dương (P. An Đông, TP. Huế) hứa hẹn có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Khởi công Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp lớn nhất miền TrungBí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp xã giao Tổng Giám đốc Công ty TNHH AEON Mall Việt NamSẽ xây dựng Trung tâm thương mại AEON MALL 170 triệu USD tại Thừa Thiên Huế

Khởi công xây dựng công trình Trung tâm Thương mại Aoen Mall Huế. Ảnh: Võ Nhân

Aeon Mall Huế thuộc Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam. Đây là TTTM thứ 7 tại Việt Nam và là TTTM đầu tiên tại khu vực miền Trung, có tổng mức đầu tư khoảng 169,67 triệu USD.

Với diện tích hơn 86.000m2 (138.000m2 diện tích sàn, 51.000m2 diện tích cho thuê, 2.500m2 diện tích bãi đỗ xe), trong đó có gần 140 gian hàng ẩm thực, thời trang, giải trí, siêu thị…, Aeon Mall Huế hứa hẹn mang đến những trải nghiệm mua sắm, thư giãn đẳng  cấp cho người dân Cố đô và du khách khi đến Huế.

Theo nhận định, những tác động tích cực của TTTM này mang lại không chỉ có vậy.

Từ việc tọa lạc trong Khu đô thị mới An Vân Dương - khu đô thị mới có tổng diện tích khoảng 1.700ha được quy hoạch để phát triển trung tâm hành chính, dịch vụ thương mại, khu dân cư..., Aeon Mall Huế có thuận lợi lớn trong kết nối giao thông từ trung tâm thành phố chỉ khoảng 15 phút bằng ô tô. Cũng từ lợi thế này, ngoài người dân sở tại, khách hàng tiềm năng của Aeon Mall còn là những người đến từ các địa phương lân cận sau khi tuyến cao tốc Bắc - Nam cách Aeon Mall Huế khoảng 8km về phía tây hoàn thành.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, Nhật Bản là một trong những nước có nhà đầu tư đến với Thừa Thiên Huế từ rất sớm, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 16 dự án FDI từ Nhật Bản với tổng vốn đăng ký hơn 222,67 triệu USD. Trong đó có một số dự án tiêu biểu, như: dự án may mặc của Công ty TNHH MSV đã và đang giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động; dự án công nghệ thông tin của Công ty TNHH MTV Brycen sử dụng trên 300 nhân lực về công nghệ thông tin… Và nay, là dự án TTTM Aeon Mall Huế - dự án lớn nhất đến thời điểm hiện tại của Nhật Bản đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Không chỉ vậy, Nhật Bản còn là nhà tài trợ song phương có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Thừa Thiên Huế, với 6 dự án ODA có tổng vốn đầu tư hơn 500 triệu USD, trong đó, dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế do JICA tài trợ với tổng vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD, cũng là dự án ODA lớn nhất của Nhật Bản từ trước đến nay.

Trung tâm Thương mại Aeon Mall Huế đang tích cực triển khai xây dựng. Ảnh: Bảo Phước

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho hay, năm 2023, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, trong đó, Thừa Thiên Huế đã góp phần tiếp tục củng cố, tăng cường và phát huy mối quan hệ này, thông qua ký kết hợp tác với nhiều địa phương của Nhật Bản như tỉnh Nara, phủ Kyoto, tỉnh Gifu, thành phố Yokohama. Đáng chú ý, năm 2017, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko chọn Huế làm điểm đến trong chuyến công du chính thức Việt Nam. Điều này đã mở ra cơ hội hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với Nhật Bản.

Riêng về dự án Aeon mall Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, đây là TTTM dịch vụ tổng hợp có quy mô lớn nhất miền Trung giai đoạn hiện nay. Khi đi vào hoạt động sẽ góp phần bổ sung các thiết chế dịch vụ thương mại, hạ tầng xã hội trong khu vực theo quy hoạch đã được duyệt, đánh dấu bước phát triển mới trong việc thu hút đầu tư đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ; góp phần đa dạng hóa các trung tâm mua sắm hàng hóa, dịch vụ của người dân tỉnh nhà và nhất là khách du lịch trong, ngoài nước. Qua đó, trở thành động lực để ngày càng có thêm nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đến với Thừa Thiên Huế.

Hiện, dân số Thừa Thiên Huế tính đến năm 2021 gần 1,2 triệu người. Sự xuất hiện của TTTM Aoen Mall Huế không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân, kích cầu mua sắm, du lịch…, mà còn hứa hẹn sẽ là bàn đạp để пâng cao giá trị bất động sảп vùng, qua đó góp phần giúp kinh tế tỉnh nhà phát triểп.

Hay nói cách khác, sự xuất hiện của Aeon Mall sẽ bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiện ích dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, пâng cao đời sống vật chất, tinh thầп cho người dâп, đồng thời, trở thành chất xúc tác, giúp bất động sản xung quanh khu vực này hưởng lợi và là cơ sở thu hút các nhà đầu tư cùng những dự án lớn, qua đó, góp phần tạo đà để phát triển Huế ngày càng toàn diện.

Thời gian qua, từ những quan tâm của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương; sự đồng hành của các doanh nghiệp, người dân cùng quyết tâm của tỉnh nhà, nhiều công trình, dự án trên địa bàn đã được đầu tư, đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả, có sức lan tỏa, kết nối và phát triển liên vùng.

Và khi dự án TTTM Aoen Mall Huế đưa vào sử dụng, sẽ góp thêm động lực quan trọng để Thừa Thiên Huế nhanh chóng hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2045 trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.

HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top