ClockThứ Sáu, 02/12/2022 06:08

Đầu tư kè ứng phó sạt lở bờ sông

TTH - Thông qua các nguồn vốn đầu tư, các dự án kè chống sạt lở bờ sông từng bước được triển khai và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, cứ sau mùa mưa lũ, diễn biến sạt lở bờ sông ngày một phức tạp hơn trong khi việc xây dựng kè hoặc di dời, tái định cư (TĐC) cho các hộ dân còn gặp nhiều khó khăn.

Ứng phó với mưa lạnh vùng núi caoTrồng 1.000 cây xanh tại Phong ĐiềnTuyến đê ven hói Nam Phù- Nho Lâm tiếp tục sạt lở

Đầu tư kè chống sạt lở bờ sông được xem là giải pháp hữu hiệu hiện nay

Sạt lở nhiều điểm

Cứ đến mùa mưa lũ hoặc “hậu” mưa lũ, người dân sống ven triền các sông lớn như sông Hương, Bồ, Ô Lâu ở các địa phương lại nơm nớp lo sạt lở đất, cuốn trôi nhà cửa cùng nhiều tài sản. Nằm ở hạ du thủy điện Hương Điền, các trận mưa lũ lớn từ tháng 10 năm 2022 vừa qua, với lưu lượng điều tiết lũ lớn đã làm khu vực ven sông Bồ qua thôn Hiền Sỹ (Phong Sơn, Phong Điền) bị sạt lở nặng, nguy cơ ảnh hưởng nhà dân và tuyến Tỉnh lộ 11B qua địa bàn.

Quay trở lại căn nhà ven sông Bồ sau trận lụt vừa qua, ông Nguyễn Đình Hinh (Hiền Sỹ, Phong Sơn) lo lắng khi các vết nứt căn nhà như một rộng ra hơn, đất đai phía sau hồi nhà có dấu hiệu trụt xuống làm nền móng các công trình phụ căn nhà bị vênh ngày một lớn.

Ông Hinh cho biết: Cứ đến mùa mưa lũ, nhất là mỗi khi thủy điện Hương Điền tăng lưu lượng xả, cán bộ địa phương cũng đến vận động gia đình phải di dời đến nơi an toàn. Bờ sông trước đây nằm rất xa, qua các đợt mưa lũ, bờ cứ sạt lở dần, cuốn trôi nhiều cây cối, nay để lại vực sâu. Gần đây khu vực đất cạnh sau hồi nhà có dấu hiệu trụt xuống cỡ 0,5m khiến nền móng, tường nhà bị sạt thấp, nứt nẻ, căn nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

“Gia đình có 5 người, đã xây dựng nhà cửa sống ở đây nhiều năm, nên việc di dời, TĐC cũng rất khó khăn. Chỉ mong sao được xây dựng kè kiên cố để ổn định cuộc sống lâu dài”, ông Hinh nói.

Xây kè vùng xung yếu

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, toàn tỉnh có khoảng 25km bờ sông bị sạt lở, gồm bờ sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Bù Lu…, cần xây dựng kè khẩn cấp với tổng kinh phí trên 350 tỷ đồng. Trong những năm qua, UBND tỉnh đã phê duyệt và triển khai nhiều dự án chống sạt lở bờ sông và từng bước phát huy hiệu quả như Dự án Kè chống sạt lở sông Bồ đoạn qua các xã Phong An, Phong Sơn thuộc huyện Phong Điền và các phường Hương Vân, Tứ Hạ, Hương Xuân, Hương Toàn thuộc thị xã Hương Trà, với tổng chiều dài các tuyến kè là 4,7km, tổng mức đầu tư gần 82 tỷ đồng.

Đến nay, đã bố trí một phần nguồn vốn cho dự án và đã triển khai thực hiện hoàn thành 2 đoạn kè (tuyến kè bờ Hữu đoạn qua xã Hương Toàn dài gần 1km và đoạn qua phường Hương Xuân dài gần 1,2km).

Theo kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 đã được phê duyệt thì nguồn vốn dự kiến bố trí cho dự án này là 3,9 tỷ đồng, thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo Sở KH&ĐT và các ngành liên quan tham mưu bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, kế hoạch vốn cho dự án.

Tương tự, tại khu vực dân cư dọc sông Ô Lâu đoạn qua xã Phong Hòa (Phong Điền) bị sạt lở ở nhiều vị trí. Năm 2021, bằng nguồn kinh phí xử lý khẩn cấp khắc phục lụt bão, UBND tỉnh đã đầu tư xây dựng các tuyến kè chống sạt lở bờ sông Ô Lâu tại các đoạn qua làng Phước Tích và khu tái định cư Bàu Tràn, xã Phong Hòa với chiều dài 392m.

Ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, dù đã được đầu tư nhiều dự án ứng phó sạt lở bờ sông, nhưng trong điều kiện ngân sách của tỉnh còn hạn chế, trước mắt UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương vùng sạt lở thực hiện bố trí tiêu vè, rào chắn, biển báo tại các đoạn bị sạt lở nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi đi qua khu vực này, đồng thời có kế hoạch di dời, sơ tán các hộ dân sinh sống ở ven sông, ven hói trong khu vực sạt lở khi có mưa bão đến.

Hằng năm, có kế hoạch bố trí kinh phí, dự trữ vật tư phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” để xử lý khắc phục tạm thời các điểm bị sạt lở nguy hiểm, nhằm ổn định cuộc sống của người dân. Đồng thời, yêu cầu các địa phương tiến hành kiểm tra, khảo sát, lập hồ sơ, thủ tục đầu tư xây dựng theo các quy định hiện hành. Trong đó, ưu tiên nghiên cứu xử lý khẩn cấp một số đoạn sạt lở nặng, xung yếu để báo cáo UBND tỉnh xem xét đầu tư khi cân đối được nguồn lực.

UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương vùng xung yếu cũng tiến hành rà soát di dời các hộ dân sinh sống sát khu vực sạt lở nguy hiểm, đặc biệt trong mùa mưa lũ hàng năm. Sở NN&PTNT cũng lập quy hoạch thủy lợi tỉnh từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN giám sát chủ đầu tư các thủy điện, thủy lợi nằm ở thượng nguồn sông điều tiết, vận hành hồ đập hợp lý, an toàn. Các địa phương triển khai ngăn chặn việc khai thác cát, sỏi trái phép trên các sông…

Trong các năm qua, bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác trên địa bàn tỉnh đã đầu tư khoảng hơn 75km kè bờ sông, trong đó sông Hương 29,5km, sông Bồ 25,4km, sông Ô Lâu 6,6km và một số sông khác trên địa bàn toàn tỉnh. Việc đầu tư các dự án chống xói lở bờ sông đã làm ổn định được cuộc sống người dân, bảo vệ đất đai, cây cối, hoa màu và một số công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn toàn tỉnh.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng lưới điện; xây dựng mới, sửa chữa lưới điện đạt chuẩn tại các địa phương đang xây dựng nông thôn mới (NTM)… sẽ góp phần phát huy các lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường đầu tư hạ tầng lưới điện
Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện, sở đang triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn gia sức gia cầm (GSGC) đến tận các địa phương, hộ chăn nuôi. Đáng chú ý là các biện pháp, kỹ thuật chữa cảm nắng, cảm nóng cho GSGC và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Ứng phó nắng nóng cho gia súc, gia cầm
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

TIN MỚI

Return to top